Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích:
a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.
c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
a) Hiện tượng vật lí vì dây sắt bị thay đổi hình dạng.
b) Hiện tượng vật lí vì axit axetic không biến đổi thành chất khác.
c) Hiện tượng hóa học vì sắt đã biến thành nâu đỏ nâu.
d) Hiện tượng hóa học vì rượu đã chuyển thành giấm ăn.
Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên, thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản ứng số chất kết tủa thu được là
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 1
Hấp thu hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) cào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Tìm x?
nCO32- ban đầu = 0,02 mol
nBaCO3 = 0,06 mol ⇒ nCO32- thêm = 0,04 mol
nCO2 = 0,1 mol > nCO32- thêm ⇒ trong Y có 2 muối HCO3- và CO32-
CO2 (0,04) + 2OH- (0,08) → CO32- (0,04 mol) + H2O
→ nCO2 tạo muối axit = 0,1 – 0,04 = 0,06
CO2 (0,06) + OH- (0,06 mol) → HCO3-
⇒ nOH- = 0,08 + 0,06 = 0,14 mol ⇒ x = 1,4
Thực hiện hai thí nghiệm :
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.
Ta viết PTHH dạng ion rút gọn cho cả hai thí nghiệm như sau :
3Cu + 8H+ + 2NO3 ⟶ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Thí nghiệm 1 : ta có số mol các chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,08 mol; NO3- : 0,08 mol.
H+ phản ứng hết ⟹ VNO = V1 = ( .22,4) : 4 = 0,448 (lít) (1)
Thí nghiệm 2 : ta có số mol các'chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,16 mol; NO3- : 0,08 mol.
H+ và Cu phản ứng vừa đủ ⟹ VNO = V2 = (22,4) : 4 = 0,896 (lít) (2)
Từ (1) và (2) ⟹ V2 = 2V1.
Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua khi M+ là:
Câu A. K+ hoặc NH4+
Câu B. Na+
Câu C. K+
Câu D. NH4+
Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 5,6 lit ở đktc:
a) CO2 b) CH4; c) O2 d) N2; e) Cl2.
5,6 lit khí ở đktc có số mol: n = 5,6/22,4 = 0,25(mol)
Để thể tích các khí đều bằng nhau là 5,6l (đktc) thì chúng có khối lượng:
mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)
mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)
mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)
mN2 = nN2.MN2 = 0,25.28 = 7(g)
mCl2 = nNCl2.MCl2 = 0,25.71 = 17,75(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet