Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau:
Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.
Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu hợp kim, mẫu thử nào có khí thoát ra là Al-Fe và Al-Cu, mẫu thử nào không có khí thoát ra là Cu-Fe
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Cho dung dịch HCl đến dư vào hai mẫu thử trên, mẫu thử nào không hòa tan hết là Al-Cu, mẫu thử nào tan hết là Al-Fe
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:
a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH
b) CH3 CH(OH)CH2 CH3
c) (CH3 )3COH
d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH
e) CH2=CH-CH2 OH
g) C6 H5 CH2 OH
Công thức cấu tạo | Tên-gốc chức (gốc chức) | Tên thay thế | Bậc |
CH3 CH2 CH2 CH2 OH | Ancol butylic | Butan -1-ol | I |
CH3 CH(OH)CH2 CH3 | Ancol sec-butylic | Butan-2-ol | II |
(CH3 )3 COH | Ancol ter-butylic | 2-metyl-propan-2-ol | III |
(CH3 )2CHCH2 CH2 OH | Ancol isoamylic | 3-metylbutan-1-ol | I |
CH2=CH-CH2 OH | Ancol alylic | Propen-1-ol | I |
C6 H5 CH2 OH | Ancol benzylic | Phenyl metanol | I |
Có 6 bình, mỗi bình dung riêng biệt một chất khí sau: . Nêu cách nhận biết từng chất khí.
Nhận biết các khí bằng mùi đặc trưng:
+ có mùi trứng thối.
+ mùi xốc.
+ mùi khai.
Nhận biết khí bằng dung dịch dư
Nhận biết khí bằng que đóm còn than hồng.
- Còn lại là HCl.
Tìm câu sai.
Câu A. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
Câu B. Trong tinh thể phân tử, liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị.
Câu C. Trong tinh thể phân tử, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.
Câu D. Tinh thể iot thuộc loại tinh thể phân tử.
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
VHCl = 200ml = 0,2 lít
nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.
a) Phương trình phản ứng hóa học :
Cu + 2HCl --> CuCl2 + H2
x 2x
Fe2O3 + 6HCl --> 2FeCl3 + 3H2O
y 6y
b) Từ phương trình phản ứng trên ta có:
nHCl (1) = 2.nCuO = 2x mol
nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y mol
⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)
mCuO = (64 + 16).x = 80x g; mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y g
Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g
⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)
Thay x vào (∗) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7
⇒ 0,5 - 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 mol
Thay y vào (∗∗) ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 mol
⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g
mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g
Phát biểu định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH?
- Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7 M hoặc pH < 7.
- Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 10-7 M hoặc pH = 7.
- Môi trường kiềm là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7 MM hoặc pH > 7.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet