Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau: a) Anken là chất kị nước. []. b) Anken là chất ưa dầu mỡ. []. c) Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn. []. d) Liên kết π kém bền hơn liên kết σ. [].
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:

a) Anken là chất kị nước. [].

b) Anken là chất ưa dầu mỡ. [].

c) Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn. [].

d) Liên kết π kém bền hơn liên kết σ. [].


Đáp án:

a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết : Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực và liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết : Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực và liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết ion Liên kết cộng hóa trị không có cực Liên kết cộng hóa trị có cực
Giống nhau Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Cho và nhận electron Dùng chung e, cặp e không bị lệch Dùng chung e, cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn
Khác nhau về nguyên tố tạo nên liên kết Giữa kim loại và phi kim Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh và yếu khác
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion

Xem đáp án và giải thích
Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố trong bài 5.2, hãy chỉ ra: a) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp). b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố trong bài 5.2, hãy chỉ ra:

a) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp).

b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).


Đáp án:

a) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Bo có cùng số lớp electron (2 lớp electron)

Nguyên tử của nguyên tố Magie và Photpho có cùng số lớp eletron (3 lớp electron).

b) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Magie có cùng số electron lớp ngoài cùng (2 electron lớp ngoài cùng).

Xem đáp án và giải thích
Chất phản ứng với oxi ở điều kiện thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: N2, H2S, SO2, HBr, CO2. Có bao nhiêu chất có phản ứng với O2 ở điều kiện thích hợp?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng được với HCl và AgNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

Đáp án:
  • Câu A. Fe, Ni, Sn

  • Câu B. Zn, Cu, Mg

  • Câu C. Hg, Na, Ca

  • Câu D. Al, Fe, CuO

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hóa học của axit bromhiđric với axit flohiđric và axit clohiđric
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất hóa học của axit bromhiđric với axit flohiđric và axit clohiđric


Đáp án:

Giống nhau: Điều có tính chất chung của một axit (quỳ tím hóa đỏ; tác dụng với bazơ, tác dụng với muối, tác dụng với kim loại).

Fe + 2HCl → FeCl2 +H2

CuO + 2HBr → CuBr2 + H2O

CaCO3 + 2HI → CaI2+ CO2 +H2O.

Khác nhau: - Từ HF đến HI: tính axit và tính khử tăng dần.

K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

2HBr + H2SO4 → Br2 + SO2 + 2H2O

4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2

8HI +H2SO4 → 4I2 + H2S + 4H2O

- Riêng dung dịch HF ăn mòn thủy tinh: 4HF+SiO2 → SiF4 + 2H2O.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…