Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng các chất cần dùng hóa chất nào?
Câu A. Dung dịch AgNO3 dư
Câu B. Dung dịch HCl đặc
Câu C. Dung dịch FeCl3 dư Đáp án đúng
Câu D. Dung dịch HNO3 dư
Đáp án C Phân tích: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp X (Fe, Cu, Ag) mà không làm thay đổi khối lượng các chất cần dùng hóa chất tác dụng được với Fe, Cu mà không sinh ra Ag và hóa chất đó không tác dụng với Ag. Suy ra đó là dung dịch FeCl3. PTHH : Cu + FeCl3 -> CuCl2 + FeCl2, Fe + FeCl3 -> FeCl2.
Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?
Nước khoáng uống tốt hơn vì trong nước khoáng có nhiều chất tan có lợi cho cơ thể.
Nước cất được dùng trong pha chế thuốc hoặc trong phòng thí nghiệm.
Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch X và một phần kim loại Cu không tan. Tìm muối trong dung dịch X?
Sau phản ứng có một phần Cu không tan
→ Dung dịch chỉ gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Do: Cudư + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Tìm chất béo đó?
RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)
⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5
Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM\
Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất : isopropylbenzen (A), ancol benzylic (B) ; metyl phenyl ete (C)
a) Gọi tên khác của mỗi chất.
b) Hãy sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích.
a) Tên khác của A : cumen (2-phenylpropan) ;
B: phenylmetanol ( phenylcacbinol)
C: anisol
b) Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi :
Do A, B, C có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng khác nhau về khả năng tạo liên kết hiđro và độ phân cực ; A, C không tạo được liên kết hiđro ; C phân cực hơn A; B tạo được liên kết hiđro.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet