Vì sao nước chảy đá mòn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nước chảy đá mòn?


Đáp án:

Trong cuộc sống, chắc ai cũng biết hay gặp nhiều và tận mắt nhìn thấy hiện tượng “Nước chảy đá mòn” đó cũng là câu tục ngữ từ thời ông cha ta đã có từ xa xưa. Nhưng theo phương diện khoa học nói chung và hóa học nói riêng thì bản chất của hiện tượng này là: Thành phần cấu tạo nên đá chủ yếu là CaCO3 (Canxi cacbonat), mà trong không khí lại có khí CO2, chính vì vậy mà nước đã hòa tan CO2 để tạo thành axit H2CO3 (Axit cacbonic). Chính vì lí do đó mà có phản ứng hóa học xảy ra sau:

CaCO3 + H2O + CO2 <=> Ca(HCO3)2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo thuyết Brón-stet, ion nào sau đây (trong dung dịch) có tính lưỡng tính?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Theo thuyết Brón-stet, ion nào sau đây (trong dung dịch) có tính lưỡng tính?


Đáp án:
  • Câu A. CO32-

  • Câu B. OH-

  • Câu C. Ca2+

  • Câu D. HCO3-

Xem đáp án và giải thích
Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.


Đáp án:

Ta có:         = 0,4.0,5 = 0,2 mol

                   nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,4          0,2

NaOH +      HCl   → NaCl + H2O

0,4          0,4

 nNaOH  = 0,4 + 0,4 = 0,8 mol

V(NaOH) = 0,8/0,75 = 1,07 lít = 1070ml

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng glucozơ cần lấy để pha được 500ml dung dịch glucozơ 5% có D = 1,0 g/cm3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng glucozơ cần lấy để pha được 500ml dung dịch glucozơ 5% có D = 1,0 g/cm3.


Đáp án:

mdd glucozơ = 500. 1 = 500 (g)

mglucozơ = (500.5) / 100 = 25 (g)

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất của sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thành phần chính của quặng Mandehit là:

Đáp án:
  • Câu A. FeCO3.

  • Câu B. Fe2O3.

  • Câu C. FeS2.

  • Câu D. Fe3O4.

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước là  bao nhiêu?


Đáp án:

K + H2O → KOH + 0,5H2

Số mol K: nK =1 mol

Số mol KOH: nKOH = nK = 1(mol)

Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)

Số mol H2: nH2 = 0,5nK= 0,5(mol)

Khối lượng dung dịch là mdd = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

Nồng độ C%KOH = 56/400 . 100%  = 14%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66Xoilac Tv
Loading…