Peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,09 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối (trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khổi lượng là 59,24 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Đáp án:
  • Câu A. 16,45% Đáp án đúng

  • Câu B. 17,08%

  • Câu C. 32,16%

  • Câu D. 25,32%

Giải thích:

Chọn A. - Đặt X (a mol) ; Y (b mol) ; Z: HCOONH3CH2COOCH3 (c mol). - Khi cho X, Y, Z tác dụng với NaOH thu được ancol là CH3OH: 0,09 mol => c = 0,09 mol và 3 muối lần lượt là AlaNa; GlyNa; HCOONa: 0,09 mol. Ta có hệ sau: + BT: Na => nGlyNa + nAlaNa = nNaOH - nHCOONa = 0,5 và 97nGlyNa + 111nAlaNa = 59,24 - 68nHCOONa = 53,12 => nGlyNa = 0,17 mol và nAlaNa = 0,33 mol; => nGly(trong X,Y) = 0,17 - nZ = 0,08 mol và a + b = 0,2 - c = 0,11 mol; - Ta có số mắt xích Gly(tb) = 0,08 : 0,11 = 0,73 và Ala(tb) = 0,33 : 0,11 = 3. => trong X hoặc Y không có mắt xích Gly và cả 2 mắt xích đều chứa 3Ala nên Y là Gly(Ala)3: 0,08 mol và X là (Ala)3 : 0,03 mol. => Vậy %mX = (mX.100%) : mE = 16,45%.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa 82,08 gam muối. Giá trị của x là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeSvà Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa 82,08 gam muối. Giá trị của x là:


Đáp án:

Giải

Ta có: FeS2 (x mol), Fe3O4 (y mol)

BTNT → X : Fe3+ (x + 3y) mol, SO42- (2x mol), NO3- (BTĐT ta có : 3x + 9y = 4x + nNO3- => nNO3- = (9y – x) mol)

Ta có : nNO + nNO2 = 0,64 và 30nNO + 46nNO2 = 23,04 hoặc AD đường chéo => nNO = 0,4 mol và nNO2 = 0,24 mol

Ap dụng BT e ta có : 15x + y = 3.0,4 + 0,24 = 1,44

BTKL : m muối = 82,08 => 56.(x + 3y) + 96.2x + 62.(9y – x) = 82,08

→ 186x + 726y = 82,08

→ x= 0,09 và y = 0,09

BTNT N → nHNO3 = nNO3- + nNO + nNO2 = 9.0,09 – 0,09 + 0,4+ 0,24 = 1,36 mol

→ x = 1,36M

Xem đáp án và giải thích
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p . a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R. b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên của nguyên tố. c) Nguyên tố R là kim loại hay là phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p .

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.

b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên của nguyên tố.

c) Nguyên tố R là kim loại hay là phi kim?


Đáp án:

a) Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R: 1s12s22p63s1.

b) R thuộc chu kì 3, nhóm IA, là nguyên tố natri.

c) Đó là nguyên tố kim loại điển hình.

Xem đáp án và giải thích
Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là


Đáp án:

Protein X → nAlanin

nX = 500/50000 = 0,01 mol

⇒ nalanin = 0,01n = 178/89 = 2

⇒ n = 200

Xem đáp án và giải thích
Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe(mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa một nguyên tử Fe)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe(mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa một nguyên tử Fe)


Đáp án:

Do mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 Fe

=> Mhemoglobin = (56 x 100) : 0,4 = 140000 (đvC)

Xem đáp án và giải thích
Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ dung dịch khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ dung dịch khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?


Đáp án:

- Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm trên

   + ống nghiệm nào có khí mùi khai thoát ra ⇒ chứa NH4+

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

   + ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu trắng, kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ chứa Mg2+

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

   + ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ ⇒ chứa Fe3+

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

   + ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết ⇒ chứa Al3+

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3↓ + OH- → AlO2- + 2H2O

   + ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na+

Vậy phân biệt được cả 5 ion

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…