Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc).
Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H2 (đktc).
Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H2 (đktc).
Giá trị của m là
Gọi số mol Al, Fe, Ba ban đầu là 3x, 3y, 3z mol
Mỗi phần có x, y, z mol mỗi KL Nhận thấy VH2 (phần 2) >VH2 (phần 1)
Chứng tỏ ở phần 1, Al dư, Ba(OH)2 hết, số mol các sản phẩm tính theo Ba(OH)2
- Phần 1:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
→ z + 3z = nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol
→ z = 0,01 mol
→ nBa = 0,01 mol
- Phần 2:
Ta có: nNaOH = 0, 05 mol; nH2 = 0, 07 mol
2Al + 2NaOH → 2H2O + 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (2)
Số mol KL mỗi phần đều bằng nBa = 0,01 mol
→ nH2(2) = 0,01 mol
Tổng nH2= 0,07 mol
→ nH2(1) = 0,06 mol
→ x = nAl = (⅔).0,06 = 0,04 mol
- Phần 3:
Ta có: nH2 = 0,1 mol
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2 → nH2 = 0,01 mol
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 → nH2 = 0,06 mol
Fe + 2HCl + FeCl2 + H2 (3)
→ nH2 (3) = 0,03 mol = nFe
Vậy mỗi phần có chứa: Al: 0,04 mol; Fe : 0, 03 mol; Ba : 0,01 mol
Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét
- Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.
- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.
a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.
b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.
a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử và H2SO4 đặc chỉ thể hiện tính oxi hóa. Vì trong H2S số oxi hóa của S chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa S chỉ có thể giảm.
Vì trong H2S số oxi hóa của S là -2 (là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chỉ có thể tăng (chỉ thể hiện tính khử), trong H2SO4 số oxi hóa của S là +6 (là số oxi hóa cao nhất của S) nên chỉ có thể giảm (chỉ thể hiện tính oxi hóa).
b) Phương trình phản ứng hóa học:
Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?
- H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3
→ Những oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao là: CuO, Ag2O, PbO.
Loài người sử dụng các nguồn năng lượng chủ yếu nào?
Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO410%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt, thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.
Số mol CuSO4 = 10/100 = 0,1 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khối lượng Fe phản ứng: 0,1 . 56 =5,6(gam)
Khối lượng Cu sinh ra: 0,1 . 64 = 6,4 (gam)
Gọi x là khối lượng lá sắt ban đầu
Khối lượng lá sắt khi nhúng vào dung dịch CuSO4 tăng lên là: 4x/100 = 0,04x (gam)
Khối lượng lá sắt tăng lên = mCu sinh ra - mFe phản ứng = 0,04x = 6,4 -5,6 = 0,8
=> x= 20 gam
Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
Số mol P tham gia phản ứng là: nP = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
4P + 5O2 --t0--> 2P2O5
4 → 5 mol
0,1 → 0,125 (mol)
Theo phương trình: nO2 = 0,125 mol
Thể tích của oxi (đktc) cần dùng là:
VO2 = 22,4.nO2 = 22,4 . 0,125 = 2,8 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB