Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lit khí NO (đktc). Tìm V?
Ta có: nA1 = 0,03 (mol)
Các phương trình phản ứng:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu (2)
Gọi số mol Al tham gia phản ứng (1) là x, tham gia phản ứng (2) là y.
Theo (1): nFe = nAl = x (mol)
Theo (2): nCu = 3/2 nAl = 3/2.y (mol)
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (3)
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (4)
Theo (3): nNO/( 3) = nFe = x (mol).
Theo (4): nNO/(4) = 2/3 .nCu = 2/3 .x. 3/2 .x .y = y(mol)
⇒ nNO = x + y = 0,03 (mol) ⇒ VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (l)
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 5
Câu D. 6
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xong thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V?
Ta có: nHCl = 0,8 mol; nH2 = 0,1 mol
Có Fe dư => muối tạo thành là FeCl2
BTNT Cl => nHCl = 2nFeCl2 => nFeCl2 = 0,4 mol
BTNT H => nHCl = 2nH2 + 2nH2O
=>nH2O = (0,8 – 2.0,1): 2 = 0,3 mol
BTNT O => nO = 0,3 mol
Quy đổi X thành Fe (0,4 + 2,8/56 = 0,45 mol) và O (0,3 mol)
BT e => 3nFe = 2nSO2 + 2nO
=>nSO2 = (3.0,45 – 2.0,3) : 2 = 0,375 mol
=> V = 8,4 lít
Có một dung dịch axit axeton ( chất điện li yếu ). Nếu hòa tan vào dung dịch đó một ít tinh thể natri axeton ( chất điện li mạnh ), thì nồng độ ion có thay đổi không, nếu có thì thay đổi thế nào ? Giải thích.
Sự phân li chất điện li yếu là một quá trình thuận nghịch dẫn đến cân bằng động ( cân bằng điện li). Cân bằng điện li cũng có hằng số cân bằng K và tuân theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê.
Khi hòa tan chất điện li mạnh natri axetat vào sung dịch thì nồng độ tăng lên do sự phân li :
Vì vậy, nồng độ giảm xuống để biểu thức tính K có giá trị không đổi.
Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
N2 + O2 Tia lửa điện → 2 NO
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa:
NO2 + H2O + O2 → HNO3
HNO3 → H+ + NO3+
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm CH5N (3a mol); C3H9N (2a mol) và este có công thức phân tử là C4H6O2, thu được 33,44 gam CO2 và 17,28 gam H2O. Phần trăm số mol của C4H6O2 có trong hỗn hợp là
Giải
Ta có: n CO2 = 0,76 mol; n H2O = 0,96 mol, n C4H6O2 = b mol
BTNT C, H ta có: 3a + 2a.3 +4b =0,76
3a.5 + 2a.9 + 6b =0,96.2
→ a=0,04 (mol); b =0,1 (mol)
→ %nC4H6O2 = (0,1.100)/(0,1 + 0,04.5) = 33,33%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB