Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 6,720 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 10,08 lít O2 (đktc), thu được 16,72 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
Giải
Ta có: nH+ = nCO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
BTNT H : nH+ = nCOOH = 0,3 mol
BTNT O: nO(X) = 0,6 mol
nO2= 10,08 : 22,4 = 0,45 mol
nCO2 = 16,72 : 44 = 0,38 mol
BTNT O ta có: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> 0,6 + 2.0,45 = 2.0,38 + nH2O
=> nH2O = 0,74 mol
=> mH2O = 18.0,74 = 13,32g
Khi đun nóng, đường bị phân hủy, biến đổi thành than và nước. Như vậy, phân tử đường do những nguyên tử của nguyên tố nào tạo nên? Đường là đơn chất hay hợp chất?
Than được tạo nên từ nguyên tố C.
Nước tạo nên từ hai nguyên tố là O và H.
Vậy đường là hợp chất do được tạo nên từ các nguyên tố C, H và O.
Bảng dưới đây cho biết bán kính nguyên tử và năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử một số nguyên tố.
Nguyên tố | Na | Mg | Al | Si | P | S | Cl |
Bán kính nguyên tử (nm) | 0,157 | 0,136 | 0,125 | 0,117 | 0,110 | 0,104 | 0,099 |
Năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol) | 497 | 738 | 578 | 786 | 1012 | 1000 | 1251 |
Dựa vào các dữ kiện trên, hãy rút ra những nhận xét sau:
a) Sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì.
b) Sự biến đổi năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.
a) Trong một chu kì, từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần.
b) Trong một chu kì, từ trái sang phải, năng lượng ion hóa I1 tăng dần.
X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là gì?
Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.
X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp
⇒ Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.
Ta xét từng trường hợp:
Nếu pX - pY = 1 ⇒ pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).
Nếu pX - pY = 7 ⇒ pX = 15 (P), pY = 8 (O)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).
Nếu pX - pY = 9 ⇒ pX = 16 (S), pY = 7 (N)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).
Vậy X là P.
Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 tính khối lượng Ag tạo thành
Tổng số mol 2 chất trong X là 0,01 mol mà sau khi thủy phân chỉ có 0,015 mol glucozo (phản ứng được với brom).
Gọi số mol mantozo là a, số mol saccarozo là b thì a + b = 0,01 và 2a + b = 0,015 mol
⇒ a = b = 0,005 mol ⇒ lượng bạc thu được là 0,01 mol tức 1,08 gam do chỉ có mantozo phản ứng
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet