TN1: Cho a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1,2M được m gam kết tủa. TN2: Cũng a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 750ml dung dịch NaOH 1,2M thu được m gam kết tủa. Tính a và m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

     TN1: Cho a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1,2M được m gam kết tủa.

    TN2: Cũng a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 750ml dung dịch NaOH 1,2M thu được m gam kết tủa. Tính a và m?


Đáp án:

 Vì lượng OH- ở 2 thí nghiệm khác nhau mà lượng kết tủa không thay đổi nên:

    TN1: Al3+ dư, OH- hết.

Số mol OH- = 0,6 mol → nAl(OH)3 = nOH-/3 = 0,2 mol → m = 15,6 g

    TN2: Al3+ và OH- đều hết và có hiện tượng hoà tan kết tủa.

    Số mol OH- = 0,9 mol → Tạo

    Số mol Al2(SO4)3 = 0,1375 mol = a.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cần bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lit khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đề được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lit khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đề được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%?


Đáp án:

Ta thấy tỉ lệ về thể tích cùng là tỉ lệ về số mol:

Tỉ lệ số mol cũng chính là tỉ lệ thể tích

Theo pt:

Do hiệu suất của phản ứng là 25% nên thể tích của nitơ và hiđro cần lấy là:

 

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại R hoá trị II vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M thấy có khí thoát ra. Để trung hoà lượng axit dư phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định R?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại R hoá trị II vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M thấy có khí thoát ra. Để trung hoà lượng axit dư phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định R?


Đáp án:

R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)

Số mol NaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)

Số mol H2SO4 bđ = 0,3 .0,25 = 0,075 (mol)

Từ pt (2) => số mol H2SO4 (pt2) = Số mol NaOH/2 = 0,015 (mol)

=> số mol H2SO4 (pt 1) = số mol H2SO4 bđ – số mol H2SO4 (pt2) = 0,075 – 0,015 = 0,06 (mol)

Từ pt (1) => số mol R = số mol H2SO4 (pt 1) = 0,06 (mol)

=> MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24

Vậy kim loại R là Mg

Xem đáp án và giải thích
Oxit tác dụng với axit HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?

Đáp án:
  • Câu A. Al2O3.

  • Câu B. Fe3O4.

  • Câu C. CaO.

  • Câu D. Na2O.

Xem đáp án và giải thích
Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?


Đáp án:

Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :

CaCO3  +  CO2  + H2O → Ca(HCO3)2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.

Xem đáp án và giải thích
Đồng phân của Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…