Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X
Gọi nFe2O3 = x mol; nCr2O3 = x mol; nAl2O3 = x mol
=> 160x + 152y + 102z = 41,4 (1)
PTHH: Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Fe2O3 không tan trong NaOH → 16 (g) chất rắn là khối lượng cảu Fe2O3
→ x = 0,1 mol (2)
Mặt khác ta có: nAl = 0,4 mol
Fe2O3 + 2Al →t o 2Fe + Al2O3
x 2x
Cr2O3 + 2Al →t o 2Cr + Al2O3
y 2y
=> 2x + 2y = 0,4 (3)
Từ (1), (2), (3) → x = 0,1; y = 0,1; z = 0,1 mol
⇒ %Cr2O3 = (0,1. 152/41,4). 100% = 36,71%
Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:
- Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).
- Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
(b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.
(c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.
(d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai vì sau bước 1, thu được hỗn hợp phân lớp do dầu lạc không tan trong dung dịch NaOH
(d) Sai vì mục đích của việc thêm nước để phản ứng thủy phân xảy ra.
Số phát biểu đúng là 2.
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
Hãy quan sát kĩ hình 6.8 và nói rõ cách hoạt động của thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nược và tác dụng của các bộ phận trong thiết bị đó.
Quan sát hình vẽ:
- Cách hoạt động của các thiết bị chưng cất:
Hơi nước từ bình cấp hơi nước (bình 1) sục qua bình chứa nguyên liệu chưng cất (bình 2) kéo theo nguyên liệu cần chưng cất (tinh dầu, tecpen, …).
Hỗn hợp hơi nước và nguyên liêu cần chưng cất được ngưng tụ khi qua ống sinh hàn rồi được chứa trong bình tam giác.
Do nguyên liệu chưng cất ít tan trong nước nên sản phẩm ngưng tụ được tách thành 2 lớp, lớp trên là nguyên liệu chưng cất, lớp dưới là nước. Muốn thu được phần nguyên liệu tinh khiết cần chưng cất ta dùng phương pháp chiết.
- Tác dụng của các bộ phận trong thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước:
+ Bình cấp hơi nước: Cung cấp hơi nước và cung cấp nhiệt
+ Bình chứa nguyên liệu chưng cất: Chứa nguyên liệu chưng cất, khi hơi nước sục qua sẽ hấp thụ nguyên liệu chưng cất và kép theo sang ống sinh hàn
+ Ống sinh hàn: Hạ thấp nhiệt độ để hơi nước và nguyên liệu chưng cất ngưng tụ.
+ Bình chứa sản phẩm chưng cất: Chứa hỗn hợp sản phẩm, chiết tách sẽ được nguyên liệu chưng cất.
Đun m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ (khối lượng saccarozơ gấp 2 lần khối lượng glucozơ) với dung dịch H2SO4 loãng, khi phản ứng kết thúc đem trung hòa, sau đó thực hiện phản ứng tráng bạc thu được 64,8 gam Ag. Tìm m?
nsaccarozơ = a mol; nglucozơ = b mol.
msaccarozơ = 2mglucozơ ⇒ 342a = 2 × 180b (1)
Saccarozơ → fructozơ + glucozơ
∑nglucozơ = nglucozơ ban đầu + nglucozơ thủy phân = a + b mol.
nfructozơ = a mol.
1glucozơ → 2Ag, 1fructozơ → 2Ag
nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nfructozơ = 2 × (a + b) + 2 × a = 64,8: 108 = 0,6 mol. (2)
Từ (1)(2) ⇒ a = 0,1017 mol; b = 0,0966 mol
m = msaccarozơ + mglucozơ = 0,1017 × 342 + 0,0966 × 180 = 52,1694 gam.
Nung hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M, thu được dung dịch muối trung hòa. Giá trị của V là
Ta có: nAl = 0,1 mol; nFeO = 0,15 mol
Hỗn hợp X gồm: Al2(SO4)3: 0,05 mol và FeSO4 : 0,15 mol
=> nH2SO4 = 0,3 mol
=> CM = 0,15 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet