Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.


Đáp án:

Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.

2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH

I2 + hồ tinh bột → xanh

Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.


Đáp án:

Oxit của R có hóa trị III là R2O3

Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng

=> %mR = (2MR/(2MR + 3.16)).100% = 70%

=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56 (g/mol)

=> R là nguyên tố Fe.

Oxit Fe2O3 là oxit bazơ.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau và gọi tên sản phẩm tạo thành: a) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch NaOH/H2O, đun nóng b) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch KOH/ancol, đun nóng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau và gọi tên sản phẩm tạo thành:

a) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch NaOH/H2O, đun nóng

b) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch KOH/ancol, đun nóng.


Đáp án:

a) CH3-CHBr-CH2-CH3 + NaOH → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 + NaBr

b) CH3-CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH2=CH-CH2-CH3 + KBr + H2O

CH3CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH3-CH=CH-CH3 + KBr + H2O

(sản phẩm chính)

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi trong mọi hợp chất, M đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp A là 1 : 2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với khí Cl2 thì cần dùng 10,08 lít Cl2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định kim loại M và % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi trong mọi hợp chất, M đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp A là 1 : 2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với khí Cl2 thì cần dùng 10,08 lít Cl2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định kim loại M và % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?


Đáp án:

mbình (1) tăng = mH2O = 7,2 gam ⇒ mH = 0,8 gam

mbình (2) tăng = mCO2 = 17,6 ⇒ mC = 4,8 gam

⇒ mO = mX – mO – mC = 3,2 gam ⇒ %mO = 36,36%

Xem đáp án và giải thích
Công thức phân tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 13,875 gam một ankyl clorua Y với dung dic̣h NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng dung dic̣h HNO3, nhỏ tiếp vào dd AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. CTPT của Y là

Đáp án:
  • Câu A. C4H9Cl

  • Câu B. C2H5Cl

  • Câu C. C3H7Cl

  • Câu D. C5H11Cl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…