Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Magie oxit, biết trong phân tử có 1 Mg và 1 O.
b) Hiđrosunfua, biết trong phân tử có 2 H và 1 S.
c) Canxi sunfat, biết trong phân tử có 1 Ca, 1 S và 4 O.
a) Công thức hóa học của magie oxit: MgO.
Phân tử khối của MgO bằng: 24 + 16 = 40 (đvC).
b) Công thức hóa học của hiđro sunfua: H2S.
Phân tử khối của H2S bằng: 2.1 + 32 = 34 (đvC).
c) Công thức hóa học của canxi sunfat: CaSO4.
Phân tử khối của CaSO4 bằng: 40 + 32 + 16.4 = 136 (đvC).
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp:
“Khí hidro, khí oxi và khí clo là những ….., đều tạo nên từ một …..Nước, muối ăn (natri clorua, axit clohiđric là những ….., đều tạo nên từ hai …. Trong thành phần hóa học của nước và axit clohidric đều có chung một .......... , còn của muối ăn và axit clohiđric lại có chung một ....... "
Đơn chất; nguyên tố hóa học; hợp chất; nguyên tố hóa học; nguyên tố hidro; nguyên tố clo.
Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”
Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới
Câu A. 7
Câu B. 4
Câu C. 6
Câu D. 5
Câu A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Câu C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Câu D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.
- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.
- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip