Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.
a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2 ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.
(1) Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.
(2) Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.
Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe.
(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Có một dung dịch axit axeton ( chất điện li yếu ). Nếu hòa tan vào dung dịch đó một ít tinh thể natri axeton ( chất điện li mạnh ), thì nồng độ ion có thay đổi không, nếu có thì thay đổi thế nào ? Giải thích.
Sự phân li chất điện li yếu là một quá trình thuận nghịch dẫn đến cân bằng động ( cân bằng điện li). Cân bằng điện li cũng có hằng số cân bằng K và tuân theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê.
Khi hòa tan chất điện li mạnh natri axetat vào sung dịch thì nồng độ tăng lên do sự phân li :
Vì vậy, nồng độ giảm xuống để biểu thức tính K có giá trị không đổi.
Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì?
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lân lượt là 48,65% ; 8,11% va 43,24%
a) Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có và gọi tên X.
b) Đun nóng 3,7 g X với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 g muối rắn khan. Xác định công thức cấu tạo của X.
a. Từ phần trăm khối lượng các nguyên tố, ta xác định được công thức đơn giản nhất của X là C3H6O2
→ Công thức phân tử của X là C3H6O2.
Các công thức cấu tạo có thể có của X là :
HCOOC2H5 (etyl fomat) và CH3COOCH3 (metyl axetat).
b. Đặt công thức của X là RCOOR1 (R1 # H).
RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH
nX= 0,05 mol
Muối khan là RCOONa có số mol = số mol X = 0,05 mol
=> M RCOONa= = 82 (g/mol)
Từ đó suy ra muối là CH3COONa.
Công thức cấu tạo của X là CH3COOCH3
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:
Câu A. (-CH2-CH=CH-CH2)n
Câu B. (-NH-[CH2]6-CO-)n
Câu C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n
Câu D. (-NH-[CH2]5-CO-)n
Đốt loại than đá chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày thì lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là bao nhiêu?
Khối lượng S trong 100 tấn than có chứa 2% S là: mS = 2 x 100 / 100 = 2 tấn
S + O2 → SO2
Khối lượng SO2 thải ra trong một ngày đêm là: mSO2 = 2 x 64 /32 = 4 tấn.
Khối lượng SO2 thải ra khí quyển trong 1 năm là mSO2 = 4 x 365 = 1460 tấn.
Khối lượng SO2 thải ra trong một ngày.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet