Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách nào?
Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.
Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ?
a) Axit sunfuric tác dụng với đồng(II) oxit.
b) Axit sunfuric đặc tác dụng với đồng kim loại.
Viết các phương trình hoá học và giải thích.
Ta có phương trình:
a) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
b) Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Gỉa sử cần điều chế 1 mol CuSO4
Theo pt (a) nH2SO4 = nCuSO4 = 1 mol
Theo pt (b) nH2SO4 = 2 nCuSO4 = 2 mol
⇒ Dùng theo phương pháp a tiết kiệm axit hơn
Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
– Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa 3 kim loại trên
+ Kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al
+ 2 kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
- Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag:
+ Kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe
+ Kim loại nào không tác dụng là Ag.
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Viết phương trình hóa học khi cho hiđro phản ứng với:
a) clo.
b) lưu huỳnh.
c) brom.
Cho biết trạng thái các chất tạo thành.
a) H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl(k) (HCl ở trạng thái khí, không màu)
b) S + H2 (k) → H2S (k) (H2S ở trạng thái khí, không màu, có mùi trứng thối)
c) H2 + Br2 → 2HBr(to) (HBr ở trạng thái khí, không màu)
Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).
Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong phòng thí nghiệm?
Trong ba hình trên thì cục than ở bình 1 cháy lâu hơn cục than ở bình 2 và cục than ở bình 2 cháy lâu hơn ở bình 3.
Vì lượng oxi trong 3 bình là như nhau.
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn
1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp
2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính
a. oxi hóa mạnh nhất?
b. oxi hóa yếu nhất ?
c. Khử mạnh nhất?
d. Khử yếu nhất?
1. Ag+ + e → Ag
Fe2+ + 2e → Fe
Zn2+ + 2e → Zn
2. Chất oxi hóa mạnh nhất : Ag+
Chất oxi háo yếu nhất : Zn2+
Chất khử mạnh nhất : Zn
Chất khử yếu nhất : Ag
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet