Hãy điều chế kết tủa CuS bằng ba phản ứng trao đổi ion khác nhau xảy ra trong dung dịch. Từ đó rút ra bản chất của phản ứng trong các dung dịch này.
Cu(NO3)2 + Na2S → CuS↓ + 2NaNO3
CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4
CuCl2 + K2S → CuS↓ + 2KCl
Bản chất của các phản ứng này là phản ứng trao đổi ion: Cu2+ + S2- → CuS↓
Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau: Na(Z=11); K(Z=19); Ca(Z=20); Cl(Z=17). Ion nào sau đây có cấu hình electron 1s22s22p6?
Câu A. Na+.
Câu B. Ca2+.
Câu C. K+.
Câu D. Cl-.
Câu A. 5
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 2
Hãy giải thích vì sao người ta thực hiện các quá trình sản xuất trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang)..
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống miệng lò hở.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
a) Phản ứng trong lò cao:
C + O2( k) → CO2 (k )
C + CO2 (k) → 2CO (k)
FeO + CO (k) → Fe + CO2 (k) ΔH> 0
Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). Tăng nồng dộ khí oxi và tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng thuận.
b) Phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 (k) ΔH> 0
Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 — 950oC để sản xuất vôi sống. Yếu tố nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Miệng lò hở để giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng). Tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng.
Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3
Trích mẫu thử đánh số thứ tự
Sử dụng quỳ tím, cho quỳ tím vào 5 ống nghiệm trên
Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ thì chất đó là: H2SO4
Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu xanh thì chất đó là: NaOH
Mẫu không làm quỳ tím đổi màu: Na2SO4, KCl, NaNO3
Sử dụng dung dịch BaCl2để nhận biết nhóm không lam đổi màu quỳ tím
Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4thì dung dịch ban đầu chính là Na2SO4
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
Hai dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là KCl, NaNO3
Tiếp tục sử dụng dung dịch AgNO3
Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng AgCl thì dung dịch ban đầu chính là KCl
KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3
Còn không có hiện tượng gì là KCl
Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X?
nC = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol); nH = 8,1 x 2 : 18 = 0,9 (mol)
Số mol nguyên tử N = 1,12 x 2 : 22,4 = 0,1 (mol) = số mol hợp chất hữu cơ đơn chức
=> phân tử khối của hợp chất = 5,9 : 0,1 = 59 ; Công thức phân tử C3H9N
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet