Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.


Đáp án:

Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-

- Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:

Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH-

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3↓ + OH- → [Al(OH)4]- tan

Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:

Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2

- Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan đến phản ứng đốt cháy của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1- NH2 và 1-COOH) thu được b mol CO2 và c mol H2O và d mol N2. Biết b - c = a. Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là? (cho C=12; H=1; O=16, N=14, Na=23)


Đáp án:
  • Câu A. 60,4

  • Câu B. 76,4

  • Câu C. 30,2

  • Câu D. 28,4

Xem đáp án và giải thích
Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học. a) Saccarozơ, mantozơ. b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học.

a) Saccarozơ, mantozơ.

b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha





Đáp án:

a) Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa saccarozơ và mantozơ rồi đun nóng, ống nghiệm nào có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm trong sáng bóng (phản ứng tráng bạc) là ống nghiệm chứa mantozơ, còn dung dịch trong ống nghiệm kia không phán ứng là saccarozơ.

b) Đường củ cải chứa saccarozơ, đường mạch nha chứa mantozơ. Cho 3 dung dịch trên vào 3 ống nghiệm chứa Cu(OH)2 và đun nóng, ống nghiệm cho dung dịch màu xanh lam là ống nghiệm chứa saccarozơ, ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch chứa đường mạch nha, còn ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa ancol etylic.

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

Phân tử mantozơ (đường mạch nha) do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nhóm "OH'', hemiaxetal ở gốc glucozơ thứ 2 trong phân tử mantozơ còn tự do nên trong dung dịch, gốc này mở vòng tạo ra nhóm CH=O, vì vậy phân tử mantozơ tác dụng được với Cu(OH)2 khi đun nóng cho Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.

 



Xem đáp án và giải thích
Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành). a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic. b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.


Đáp án:

a) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:

+ Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo

PTHH: C6H12O6 + Ag2O  --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.

+ Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.

b) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiêmh

+ Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH

PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

+ Chất còn lại không phản ứng là glucozơ

(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch chuyển màu làm quỳ tím thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?


Đáp án:

S + O2 --t0--> SO2

nS = 0,1 mol

nO2 = 0,15626 mol

Lấy tỉ lệ số mol chia cho hệ số phản ứng ta có:

0,1/1 <  0,15626/1 ⇒ Vậy oxi dư, lưu huỳnh hết.

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau: 1) Pb2+ /Pb và Fe2+/Fe 2) Ag2+ /Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+ /Ag và Pb2+ /Pb Hãy cho biết: a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa - khử trong mỗi pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau:

1) Pb2+ /Pb và Fe2+/Fe

2) Ag2+ /Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+ /Ag và Pb2+ /Pb

Hãy cho biết:

a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa

b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa - khử trong mỗi pin điện hóa


Đáp án:

1, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb Pb: Cực dương, catot

2, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot

3, Phản ứng trong pin điện hóa: Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag

Pb → Pb2+ + 2e Pb: Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot

 
 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…