Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?


Đáp án:

Tính chất hóa học của NH3

Tính bazơ yếu: NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

NH3+HCl → NH4 Cl (bốc khói trắng)

AlCl3 + 3NH3+H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4 Cl

Cu(NO3)2 + 2NH3+H2O → Cu(OH)2↓+2NH4 Cl

Khả năng tạo phức:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3 )4](OH)2

dung dịch xanh thẫm

Tính khử: 2NH3+3CuO → (to) 3Cu+N2+3H2O (2N3--6e → N2)

2NH3+3Cl2 → N2+6HCl(2N3--6e → N2 )

Ứng dụng

NH3 được sử dụng để làm sản xuất HNO3 phân bón, điều chế N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.

NH3 lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

NH3 là một bazơ yếu.

Với cùng nồng độ thì nồng độ OH- do NH3 tạo thành nhỏ hơn nhiều so với NaOH. NH3 bị bazơ đẩy ra khỏi dung dịch muối → NH3 là một bazơ yếu.

NH4 NO3+NaOH → NaNO3+NH3 ↑ + H2O

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 6.5. Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 6.5.

   Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ?


Đáp án:

   a) Khi ozon (O3) : 3.16 = 48đvC.

   b) Axit photphoric (H3PO4): 1.3 + 31 + 16.4 = 98đvC.

   c) Natri cacbonat (Na2CO3): 2.23 + 12 +16.3 = 106 đvC.

   d) Khí flo (F2) : 2.19 = 38đvC.

   e) Rượu etylic (C2H5OH): 2.12 + 1.6 + 16 = 46 đvC.

   f) Đường (C12H22O11) : 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342đvC.

   Phân tử đường nặng nhất, phân tử flo nhẹ nhất.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Tìm công thức của oxit sắt này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Tìm công thức của oxit sắt này


Đáp án:

1mol Fe → 1 mol oxit sắt

Suy ra trong oxit chỉ có chứa 1 nguyên tử Fe.

Vậy công thức của oxit đó là: FeO.

Xem đáp án và giải thích
Cho bốn chất hữu cơ X, Y, Z, T. Oxi hoá hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả: cứ tạo ra 4,4 g CO2 thì kèm theo 1,8 g H2O và cần một thể tích O2 vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T bằng 6: 1: 3: 2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Xác định công thức phân tử X, Y, Z, T.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho bốn chất hữu cơ X, Y, Z, T. Oxi hoá hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả: cứ tạo ra 4,4 g CO2 thì kèm theo 1,8 g H2O và cần một thể tích O2 vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T bằng 6: 1: 3: 2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Xác định công thức phân tử X, Y, Z, T.



Đáp án:

CxHyOz + (x+0,25y -0,5z) O2 ---> x CO2 + 0,5y H2O
a----------------a(x+0,25y-0,5z)------ax----------0,5ay
mol CO2: ax = 0,1
mol H2O : 0,5ay = 0,1 => ay = 0,2
mol O2 : a(x+0,25y -0,5z) = 0,1=> az = 0,1
Công thức nguyên (CH2O)n => phân tử lượng = 30n
=> X là C6H12O6
Y là CH2O
Z là C3H6O3
T là C2H4O2

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.


Đáp án:

Các nguyên tố theo chiều tăng dần của phi kim: As, P, N, O, F.

Giải thích:

- As, P, N cùng ở nhóm V theo quy luật biến thiên tính chất trong nhóm ta biết trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim giảm dần

⇒ Tính phi kim N > P > As

- N, O, F cùng thuộc chu kì 2 theo quy luật biến thiên tính chất ta biết trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần

⇒ Tính phi kim N < O < F

⇒Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính phi kim tăng dần là: As < P < N < O < F

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của rượu và axit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của rượu và axit


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic

Hiện tượng: Khi cho CuO vào axit axetic

Ống 1: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Ống 2: Bọt khí thoát ra từ mảnh kẽm.

Ống 3: Sủi bọt khí.

Ống 4: chất rắn tan dần,dung dịch chuyển thành màu xanh lam

Phương trình phản ứng:

Ống nghiệm 2: Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2.

Ống nghiệm 3: CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

Ống nghiệm 4: CuO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic với axit axetic

Hiện tượng: Hỗn hợp bốc hơi, ở ống nghiệm B có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước nhẹ hơn nước.

PTPU: C2H5OH + CH3COOH → CH3COOC2H5 + H2O.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…