Cho biết tổng số hạt của nguyên tử là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định số electron, số proton, số nơtron
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết tổng số hạt của nguyên tử là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định số electron, số proton, số nơtron 


Đáp án:

Tổng số hạt của nguyên tử là 49 hay p + n + e = 49, mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e ta được 2p + n = 49 (1).

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện nên n = 53,125%. (p + e)

hay n = 53,125%. (2p), thay vào (1) ta được p = e = 16 và n = 17.

Vậy số electron, số proton, số nơtron lần lượt là 16, 16, 17.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh lực bazơ của các amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:


Đáp án:
  • Câu A. phenylamin, etylamin, amoniac

  • Câu B. phenylamin, amoniac, etylamin

  • Câu C. etylamin, amoniac, phenylamin

  • Câu D. etylamin, phenylamin, amoniac

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của H+ và OH- trong dung dịch? Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của H+ và OH- trong dung dịch? Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này?


Đáp án:

pH = 9,0 ≥ [H+] = 10-9

Cho phenolphtalein trong dung dịch này sẽ thấy phenolphtalein chuyển thành màu hồng (khi pH ≥ 8,3 phenolphtalein đổi màu)

Xem đáp án và giải thích
Những hợp chất nào dưới đây có cùng nhóm chức? Hãy viết công thức của chúng dưới dạng R – nhóm chức và dùng công thức ở dạng đó để viết Phương trình hóa học (nếu có) của chúng với naOH (dựa vào tính chất hóa học của etanol và axit axetic): C2H5COOH;CH3CH2OH;CH3COOH;CH3CH2CH2OH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Những hợp chất nào dưới đây có cùng nhóm chức? Hãy viết công thức của chúng dưới dạng R – nhóm chức và dùng công thức ở dạng đó để viết Phương trình hóa học (nếu có) của chúng với naOH (dựa vào tính chất hóa học của etanol và axit axetic):

C2H5COOH; CH3CH2OH; CH3COOH; CH3CH2CH2OH.


Đáp án:

CH3COOH và C2H5COOH tác dụng được với NaOH.

CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH có cùng nhóm chức ancol.

CH3COOH + NaOH→CH3COONa + H2O

CH3CH2CH2OH + NaOH→C2H5COONa+H2O

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm các axit C15H31COOH, C17H35COOH và một chất béo Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,9M thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri của 2 axit C15H31COOH, C17H35COOH. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm các axit C15H31COOH, C17H35COOH và một chất béo Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,9M thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri của 2 axit C15H31COOH, C17H35COOH. Giá trị của a


Đáp án:

Giải

Vì X + NaOH thu được glixerol và hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat => triglixerit Y là este no, ba chức, mạch hở

Đốt cháy axit panmitic và axit stearic đều thu được nH2O = nCO2 => Sự chênh lệch mol H2O và CO2 là do đốt cháy Y, Y có độ bất bão hòa k = 3

Ta có: nY = (n CO2 – n H2O)/ (k – 1) = (1,56 – 1,52)/(3 – 1) = 0,02 mol

Ta có: ∑ nCOO = nNaOH = 0,09 (mol) => nO (trong X)  = 2nCOO = 0,18 (mol)

=> nCOOH- (trong axit) = ∑ nCOO - nCOO(trongY) = 0,09 - 0,02.3 = 0,03 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có: mX = mC + mH + mO = 1,56.12 + 1,52.2 + 0,18.16 = 24,64 (g)

Đặt công thức chung của Y là: (RCOO)3C3H5: 0,02 (mol) => nC3H5(OH)3= nY = 0,02 (mol)

Khi phản ứng với NaOH số mol H2O sinh ra = nCOOH(trong axit) = 0,03 (mol)

BTKL ta có: m+ mNaOH  = mhh muối  + mglixerol + mH2O

=> 24,64 + 0,09.40 = a + 0,02.92 + 0,03.18

=> a = 25,86 (g)

Xem đáp án và giải thích
Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?


Đáp án:

 Những quả bóng có thể được bơm bằng khí hidro. Vì: dH2/kk = 2/29 = 1/15

 Nên khí hidro nhẹ hơn xấp xỉ bằng 1/15 không khí nên bóng bay được.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…