Cứ 5,668 g cao su buna - S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna - S là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cứ 5,668 g cao su buna - S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna - S là



Đáp án:

Giả sử cứ n mắt xích butadien thì có m mắt xích stiren

Như vậy : (54n+104m) ( 54 n + 104 m ) gam cao su kết hợp với 160n 160 n gam brom.

Mặt khác, theo đầu bài : 5,668 g cao su kết hợp với 3,462 g brom.

Vậy tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren là 1:2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Axit malonic có công thức là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Axit malonic có công thức là gì?


Đáp án:

Axit malonic có công thức là  HOOC-CH2-COOH.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi qua dung dịch bạc nitrat trong dung dịch manoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi qua dung dịch bạc nitrat trong dung dịch manoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.


Đáp án:

- Khi dẫn dòng khí từ từ đi vào dung dịch AgNO3/NH3 thì axetilen tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa màu vàng nhạt:

    CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3

- Hỗn hợp khí còn lại dẫn vào dung dịch nước brom thì etilen sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, làm cho dung dịch nhạt màu:

    CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

(Dung dịch Br2 Dd nâu đỏ → Dung dịch CH2Br-CH2Br không màu)

- Còn metan không có phản ứng nào.

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.


Đáp án:

a) Axit nhiều nấc

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.

- Thí dụ:

HCl → H+ + Cl-

Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion H+, đó là axit một nấc.

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4- ;

H2PO4- ↔ H+ + HPO42- ;

HPO42- ↔ H+ + PO43- ;

Phân tử H3PO4 phân I ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.

b) Bazơ nhiều nấc

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc.

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc.

- Thí dụ:

NaOH → Na+ + OH-

Phân tử NaOH khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion OH-, NaOH là bazơ một nấc.

Mg(OH)2 ↔ Mg(OH)+ + OH- ;

Mg(OH)+ ↔ Mg2+ + OH- ;

Phân tử Mg(OH)2 phân li hai nấc ra ion OH-, Mg(OH)2 là bazơ hai nấc.

c) Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

- Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:

Zn(OH)2 ↔ Zn2+ + 2OH- : Phân li theo kiểu bazơ

Zn(OH)2 ↔ 2H+ + ZnO22-(*) : Phân li theo kiểu axit

d) Muối trung hòa

Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.

- Thí dụ: NaCl, (NH4)2 SO4, Na2CO3.

(NH4)2 SO4 → 2NH4+ + SO42-

e) Muối axit

Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit.

- Thí dụ: NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau?

Đáp án:
  • Câu A. Anilin + nước Br2

  • Câu B. Glucozơ + dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

  • Câu C. Metyl acrylat + H2 (xt Ni, t0)

  • Câu D. Amilozơ + Cu(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn agam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 7,09

  • Câu B. 5,92

  • Câu C. 6,53

  • Câu D. 5,36

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…