Cho hỗn hợp gồm hai amino axit no X và Y, X chứa hai nhóm axit, một  nhóm amino, Y chứa một nhóm axit, một nhóm amino, MX/MY=1,96. Đốt 1 mol X hoặc 1 mol Y thì số mol CO2 thu được nhỏ hơn 6. Công thức cấu tạo của X và Y có thể là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm hai amino axit no X và Y, X chứa hai nhóm axit, một  nhóm amino, Y chứa một nhóm axit, một nhóm amino, MX/MY=1,96. Đốt 1 mol X hoặc 1 mol Y thì số mol CO2 thu được nhỏ hơn 6. Công thức cấu tạo của X và Y có thể là:



Đáp án:

Gọi CTTQ của Y là H2NCnH2n-1(COOH)2 (n ≥ 2)

     CTTQ của Z là H2NCmH2mCOOH (m ≥ 1)

H2NCnH2n-1(COOH)2 ----> (n + 2)CO2

=> n + 2 < 6

=> n < 4 mà n >=2

=> n = 2,3

+ Với n = 2: Y là H2NC2H3(COOH)2; Mγ = 133.

MY/MZ= 1,96 => MZ = 133 : 1,96 = 67

=> 14m + 61 = 67

=> m < 1 (loại)

+ Với n = 3: Y là H2NC3H5(COOH)2; Mγ = 147.

MY/MZ = 1,96 => MZ = 147 : 1,96 = 75

14m + 61 = 75 => m = 1

Vậy Z là: H2NCH2COOH.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất X có công thức phân tử C4H10O. X tác dụng với natri sinh ra chất khí ; khi đun X với axit H2SO4 đặc, sinh ra hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau. Xác định tên của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X có công thức phân tử C4H10O. X tác dụng với natri sinh ra chất khí ; khi đun X với axit H2SO4 đặc, sinh ra hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau. Xác định tên của X?


Đáp án:

Do X tác dụng với Na tạo khí và đun với H2SO4 đặc cho anken → X là ancol.

Lại có đun với axit, cho 3 anken là đồng phân → C-C-C(OH)-C

Các anken là: C-C=C-C (đphh) và C-C-C=C

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm công thức hóa học của khí A. - Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần. - Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hóa học của khí A.

- Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần.

- Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.


Đáp án:

Khối lượng mol của khí A : dA/H2 = 17 ⇒ MA = 17.2 = 34 (g)

Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A:

mH = (34.5,88%)/100% = 2g

=>mS = 34 – 2 = 32 (g)

Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A có: nH = 2/1 = 2 mol; nS = 32/32 = 1 mol

Vậy trong 1 mol phân tử chất A có : 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S

⇒ CTHH của khí A là H2S

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m?


Đáp án:

- Từ đề suy ra thành phần hh rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol)

- Các phản ứng xảy ra là:

    8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9 Fe        (1)

    2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2

    CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

- nH2 = 0,15 mol, nAl(OH)3 = 0,5 mol

Theo bảo toàn nguyên tố Al ta có nAl bđ = nAl(OH)3 = 0,5 mol

    nAl dư = (2/3).nH2 = 0,1 mol

→ nAl pư (1) = 0,5 – 0,1 = 0,4mol

Theo Pt (1) nFe3O4 = (3/8).nAl = 0,15 mol

Vậy khối lượng m = 27. 0,5 + 232 . 0,15 = 48,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.


Đáp án:

Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)

Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Ta có Δm = mAg - mCu = 2 x 108x - 64x

30,4 = 152x → x = 0,2 (mol)

Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2 x 2 x 170 = 68(g)

Thể tích dung dịch AgNO3 là VAgNO3 = 68 x 100 / 32 x 1,2 = 177,08(ml)

Xem đáp án và giải thích
Từ 10 kg gạo nếp cẩm (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít ancol etylic nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 10 kg gạo nếp cẩm (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít ancol etylic nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml


Đáp án:

mtinh bột = 10.80/100 = 8 (kg)

Sơ đồ quá trình lên men :

(C6H10O5)n --H+, t0--> nC6H12O6 --enzim--> 2nC2H5OH

Do H = 80%

=> mC2H5OH = [8.46.2n.80]/[162n.100] = 1472/405 kg

Mặt khác ancol etylic có D = 0,789 g/ml = 0,789 kg/lít

=> VC2H5OH = m/D = m/0,789 = 4,6 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…