Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2 thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Xác định tên gọi của X và Y?
nCO2 = 29,12/22,4 = 1,3 mol
E + NaOH → muối của axit cacboxylic đơn chức + hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
→ E là este đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Bảo toàn khối lượng ta có:
mH2O = mE + mO2 - mCO2 = 27,2 + 1,5.32 - 1,3.44 = 18 gam
→ nH2O = 18/18 = 1 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.1,3 + 1 - 2.1,5 = 0,6 mol
→ nE = nO(E)/2 = 0,6/2 = 0,3 mol
Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE → X và Y là 2 este không no, đơn chức có 1 liên kết π trong gốc hiđrocacbon.
Gọi công thức chung của X là CnH2n-2O2
→ Số nguyên tử cacbon trung bình của E là n = nCO2/nE = 1,3/0,3 = 4,33
→ Công thức phân tử của X và Y là C4H6O2 và C5H8O2
→ Công thức cấu tạo của X: CH2=CHCOOCH3 và Y: CH2=CHCOOCH2CH3
Tên gọi của X và Y lần lượt là metyl acrylat và etyl acrylat.
Cho các dung dịch: Hãy trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch trên.
- Nhận biết được dung dịch chứa cation có màu xanh.
- Nhận biết dung dịch có chứa cation Ag bằng anion , thí dụ dung dịch NaCl, cho kết tủa màu trắng không tan trong axit và . Đưa kết tủa đó ra ánh sáng sẽ hoá đen. Với tạo , màu trắng, ít tan, đưa ra ánh sáng không hoá đen.
- Nhận biết dung dịch có chứa cation bằng dung dịch cho kết tủa màu trắng sau đó tan trong dung dịch dư:
+4
- Nhận biết dung dịch có chứa cation bằng dung dịch chứa anion , thí dụ dung dịch , cho kết tủa màu đen.
Còn lại là dung dich , có thể khẳng định dung dịch có chứa cation bằng dung dịch chứa anion ,thí dụ dung dịch , cho kết tủa trắng tan trong dung dịch axit như
Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với điện cực trơ màng ngăn xốp thu được dung dịch Y chứa hai chất tan, biết khối lượng dung dịch X lớn hơn khối lượng dịch Y là 4,54 gam. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,54 gam Al. Mặt khác dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
Câu A. 14,35.
Câu B. 17,59.
Câu C. 17,22.
Câu D. 20,46.
So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ.
a. Giống nhau: đều phản ứng thế
b. Khác nhau:
Etylbenzen có tính chất giống ankan
Stiren có tính chất giống anken
Cho 2,8 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
Ta có: nAg = 3nFe = 0,15 mol
=> mAg = 16,2g (vì AgNO3 dư)
Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?
Chất stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB