Hỗn hợp kim loại sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam rắn. Xác định giá trị của m?


Đáp án:
  • Câu A.

    38,72

    Đáp án đúng

  • Câu B.

    38,60

  • Câu C.

    35,80

  • Câu D.

    37,82

Giải thích:

11,36 gam hh Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 + HNO3 loãng → 0,06 mol NO + ddX

Sử dụng PP quy đổi hỗn hợp thành Fe và O; gọi Fe: x mol; O: y mol.

=> 56x + 16y = 11,36 (1)

n(NO) = 1,344/22,4 = 0,06 mol

QT oxi hóa (nhận e):

Fe (0) ----> Fe(3+)  +  3e

x ---------------------->3x

QT khử:

O(0) + 2e ------> O(-2)

y------>2y

N(5+) + 3e -----> N(2+)

            0,18<----0,06

n(e cho) = n(e nhận) => 3x = 2y + 0,18 (2)

Từ 1,2 ta có hệ: 

   56x + 16y = 11,36 và     3x = 2y + 0,18 => x = 0,16 mol và y = 0,15mol

Khối lượng m gam rắn chính là Fe(NO3)3

Trước tiên tính n(Fe(NO3)3) ,  áp dụng ĐLBTNT Fe: nFe = nFe(NO3)3 = 0,16 => mX = 242.0,16 = 38,72 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là


Đáp án:

Bảo toàn khối lượng: mO2 = 3 + 197 – 152 = 48 (gam)

⇒ nO2= 48/32 = 1,5 (mol)

2KClO3 to → 2KCl + 3O2 ↑

⇒ mKCl = 197 – 1.122,5 = 74,5 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Saccarozo không tham gia phản ứng:


Đáp án:
  • Câu A. Thủy phân với xúc tác enzym

  • Câu B. Thủy phân nhờ xúc tác axit

  • Câu C. với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam

  • Câu D. Tráng bạc

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A chứa propan và một amin đơn chức. Lấy 6 lít A trộn với 30 lít oxi rồi đốt. Sau phản ứng thu được 43 lít hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của amin trong hỗn hợp A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A chứa propan và một amin đơn chức. Lấy 6 lít A trộn với 30 lít oxi rồi đốt. Sau phản ứng thu được 43 lít hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của amin trong hỗn hợp A.



Đáp án:

Hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít.

nH2O+H2SO4→H2SO4.nH2O

NaOH+CO2→Na2CO3+H2O

Thể tích hơi nước : 43 - 21 =22 (lít)

Thể tích CO2: 21 - 7 = 14 (lít)

Để tạo ra 22 lít hơi nước cần 11 lít O(vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2)

Để tạo ra 14 lít CO2 cần 14 lít O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2) Thể tích O2 đã tham gia phản ứng là: 14 + 11 = 25 (lít)

Thể tích O2 còn dư : 30- 25 = 5 (lít)

Thể tích N2 : 7 - 5 = 2 (lít)

Thể tích CxHyN = 2.VN2 = 4 (lít)

Thể tích C3H8 = 6-4 = 2 (lít)

Khi đốt 2 lít C3H8 thu được 6 lít CO2và 8 lít hơi nước. Vậy khi đốt 4 lít CxHyN thu được 14-6 = 8 (lít) CO2 và 22 - 8 = 14 (lít) hơi nước.

Công thức phân tử của amin là C2H7N.

Các công thức cấu tạo : CH3 - CH2 - NH2 (etylamin) ; CH3 - NH - CH3 (đimetylamin)




Xem đáp án và giải thích
Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.

Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.

Na2SO4+ BaCl2 → NaCl + BaSO4

Cho vài giọt dung dịch Na2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4

Còn lại dung dịch NaCl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 66,98

  • Câu B. 39,4

  • Câu C. 47,28

  • Câu D. 59,1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…