Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)? c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?

c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?


Đáp án:

nhh khí = 0,11 mol

nPbS = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 (3)

b) Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S

Theo pt (3) ⇒ nH2S = nPbS = 0,1 mol

⇒ nH2 = nhh khí - nH2S = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol

VH2 = 0,01 x 22,4 = 0,224l.

VH2S = 0,1 x 22,4 = 2,24l.

c) Theo PT (2) ⇒ nFeS = nH2S = 0,1 mol

⇒ mFeS = 0,1 × 88 = 8,8g.

Theo PT (1) nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 56 × 0,01 = 0,56g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC.

   Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?


Đáp án:

Thiếc hàn là chất không tinh khiết, có lẫn tạp chất.

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp cân bằng đại số
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tìm tổng hệ số của phương trình sau khi cân bằng:

?Fe3O4 + ?HNO3 → ?Fe(NO3)3 + ?NO2 + ?H2O


Đáp án:
  • Câu A.

    20

  • Câu B.

    24

  • Câu C.

    22

  • Câu D.

    18

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành thí nghiệm sau: a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1 c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1 d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2 g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí) Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm sau:

  1. a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3
  2. b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1
  3. c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1
  4. d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư
  5. e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2
  6. g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí)

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là


Đáp án:

  1. a) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 => CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3
  2. b) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O +2CO2 => K2SO4, Na2SO4
  3. c) Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3 + H2O => NaHCO3
  4. d) AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O => NaAlO2, NaCl
  5. e) CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 => Ba(HCO3)2
  6. g) 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O => Al(NO3)3, NH4NO3

=> Đáp án là 3

Xem đáp án và giải thích
Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?



Đáp án:

Tính chất hóa học của Al và Cr:

* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)

- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước

- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)

* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)

- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.

 




Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:

Gọi số mol nAla = a và nGlu = b

*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = 71 gam

nHCl = nAla + nGlu => a + b = 1 (1)

*Tác dụng với NaOH:

Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)

a → 22a gam

Glu → Glu-Na2  mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)

b → 44b gam

=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)

Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8

=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…