Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.
Ta có: nFe = 16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)
Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 ⇒ a = 0,1(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20(gam)
Câu A. 2x = y + z + t
Câu B. x = y + z – t
Câu C. x = 3y + z – 2t
Câu D. 2x = y + z + 2t
Câu A. 23,64 gam
Câu B. 29,55 gam
Câu C. 19,7 gam
Câu D. 39,4 gam
Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại R hoá trị II vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M thấy có khí thoát ra. Để trung hoà lượng axit dư phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định R?
R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)
Số mol NaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)
Số mol H2SO4 bđ = 0,3 .0,25 = 0,075 (mol)
Từ pt (2) => số mol H2SO4 (pt2) = Số mol NaOH/2 = 0,015 (mol)
=> số mol H2SO4 (pt 1) = số mol H2SO4 bđ – số mol H2SO4 (pt2) = 0,075 – 0,015 = 0,06 (mol)
Từ pt (1) => số mol R = số mol H2SO4 (pt 1) = 0,06 (mol)
=> MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24
Vậy kim loại R là Mg
2,8 gam anken A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8 gam Br2.
a) Viết phương trình hóa học (dùng công thức chung của anken CnH2n) và tính khối lượng mol phân tử của A.
b) Biết rằng hidrat hóa Anken A thì thu được chỉ một ancol duy nhất. hãy cho biết A có thể có cấu trúc như thế nào?
a) Đặt công thức tổng quát của anken A: CnH2n (n ≥ 2).
nBr2 = 0,05 mol
CnH2n + Br2 -------> CnH2nBr2
0,05 0,05
=> MA
= 2,8/0,05 = 56 g/mpl
b) Ta có MA = 56 ⇒ 14n = 56 ⇒ n = 4. Công thức phân tử của A : C4H8
Khi hidrat hóa anken C4H8 chỉ thu được 1 ancol duy nhất suy ra anken có cấu tạo đối xứng ⇒ CTCT anken là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)
Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị mấy?
- Xét hợp chất PH3:
H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.
Theo quy tắc hóa trị có: 1.a = 3.I ⇒ a = III.
- Xét hợp chất P2O3:
O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.
Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.II ⇒ b = III.
Vậy trong các hợp chất PH3 và P2O3 thì P có hóa trị III.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip