Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
Câu A. Tinh bột và xenlulozo Đáp án đúng
Câu B. Fructozo và glucozo
Câu C. Metyl fomat và axit axetic
Câu D. Mantozo và saccarozo
Đồng phân là các chất có cùng phân tử khối nhưng công thức cấu tạo khác nhau. Tinh bột và xenlulozo không có cùng phân tử khối
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z và 27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Gía trị của a:
Giải
27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại gồm có Cu, Ag, Fe dư
Gọi số mol của Cu, Ag, Fe dư lần lượt là 3x, 2x và y mol
BT e ta có: 2.3x + 2x + 3y = 2.0,33
=>8x + 3y = 0,66 (1)
Mặt khác ta có : mCu + mAg + mFe dư = 27,84
=>64.3x + 2x.108 + 56y = 27,84
=> 408x + 56y = 27,84 (2)
Từ 1,2 => x = y = 0,06 mol
Áp dụng BT e : 2(a – y) + 0,21.2 = 3x.2 + 2x
2(a – y) = 0,48 – 0,42
2(a – 0,06) = 0,06
=>a – 0,06 = 0,03
=>a = 0,09
Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này
Chỉ có mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:
C12H22O11 + Ag2O -(AgNO3/NH3)→ C12H22O12 + 2Ag
⇒ nC12H22O11 (mantozơ) = 1/2. nAg = (1/2). (0,216/108) = 0,001 mol
⇒ mC12H22O11 (mantozơ) = 342. 0,001 = 0,342 g
Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ = (342-0,342)/342 = 99%
Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch nào?
Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là AgNO3.
Vì AgNO3 tạo kết tủa với các halogen (trừ F)
Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:
Na2O, FeO, BaO, MgO, Al2O3
Oxit |
Bazơ tương ứng |
Na2O |
NaOH |
FeO |
Fe(OH)2 |
BaO |
Ba(OH)2 |
MgO |
Mg(OH)2 |
Al2O3 |
Al(OH)3 |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip