Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
Câu A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
Câu B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Câu C. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường) Đáp án đúng
Câu D. Dung dịch NaOH (đun nóng).
Chọn C; Phân tích: trước hết chúng ta phải biết được CT của triolein là (C17H33COO)3C3H5. Nó có đầy đủ tính chất của 1 este không no, đa chức. A. Đúng vì este có phản ứng thủy phân. B. Đúng vì este không no có phản ứng với H2, xúc tác Ni. C. Sai vì este không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. D. Đúng vì este có tác dụng với NaOH
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) KI vào dung dịch FeCl3;
(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) CuS vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy phản ứng là
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 6
Câu D. 3
Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.
a) Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng
Cu2+/Cu và Ag+/Ag
Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.
Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag
b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ( 1 )
64 g → 2.108
=> tăng 216 - 64 = 152 (g)
Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)
Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.
Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?
Sử dụng sơ đồ đường chéo tính được nNO = 0,02 mol và nNO2 = 0,02 mol
Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 → nCu = 0,04 mol
→ nCuO = 0,01
→ B chứa Cu(NO3)2 (0,05 mol)
Thêm vào B: nCu = 0,075 mol và nH2SO4 = 0,05 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,075 0,1 0,1 → 0,025
→ V = 0,56 lít
Este no đơn chức mạch hở có công thức chung là:
Câu A. CnH2nO2
Câu B. CnH(2n-2)O2
Câu C. CnH(2n-2)O2
Câu D. CnH2nO
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 =>CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 =>MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB