Lên men 360 gam glucozơ trong điều kiện thích hợp (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành ancol etylic). Cho toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH, thu được 106 gam Na2CO3 và 168 gam NaHCO3. Tính hiệu suất của phản ứng lên men glucozơ?
Hấp thụ CO2 vào dung dịch NaHCO3
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
nCO2 (1) = nNaHCO3 = 168: 84 = 2 mol
nCO2 (2) = nNa2CO3 = 106: 106 = 1 mol
⇒ nCO2 thực tế = 2 + 1 =3 mol
Theo phương trình:
nCO2 = 2nglucozo = (2.360) : 180 = 4 mol
=> %H = (3/4).100% = 75%
X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là gì?
Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.
X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp
⇒ Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.
Ta xét từng trường hợp:
Nếu pX - pY = 1 ⇒ pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).
Nếu pX - pY = 7 ⇒ pX = 15 (P), pY = 8 (O)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).
Nếu pX - pY = 9 ⇒ pX = 16 (S), pY = 7 (N)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).
Vậy X là P.
Viết công thức phân tử chung của ankađien, so sánh với công thức chung của ankan và anken.
Công thức chung của ankan: CnH2n+2 (n≥1): Công thức chung của anken: CnH2n (n≥2): Công thức chung của ankađien: CnH2n-2 (n≥3).
Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa là 15,6g. Tìm V?
nAl3+ = 0,3 ≠ n↓ = 15,6:78 = 0,2
OH- lớn nhất khi: nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 1 mol
⇒ V = 2 lít
Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:
a) nước để tạo thành axit.
b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.
c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.
d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.
Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.
a) CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit:
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
b) Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
d) CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải rót từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet