Hãy trình bày những hiểu biết của em về axit clohidric theo dàn ý sau:
a) Thành phần hóa học
b) Tác dụng lên giây quỳ.
c) Tác dụng với kim loại.
a) Thành phần hóa của axit clohidric:
- CTHH: HCl
- Phân tử có 1 nguyên tử H.
- Gốc axit là Cl có hóa trị là I.
b) Tác dụng lên giấy quỳ tím: dung dịch HCl làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.
c) Tác dụng với kim loại:
Mg + HCl → MgCl2 + H2↑
Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là gì?
Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là 56137A
Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là kim loại nào?
Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x
Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2
CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2
nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol
dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12
Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be
Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 (đktc).
a) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.
b) Dẫn toàn lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.
- Hãy giải thích tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Tính khối lượng chất kết tủa thu được
a) Xác định công thức phân tử của hợp chất A
nSO2 = 0,06 mol => mS = 1,92g;
nH2O = 0,06 mol => mH = 0,12g;
Như vậy hợp chất A chỉ có nguyên tố S và H (Do mS + mH = 1,92 + 0,12 = 2,04 =mA)
Đặt công thức phân tử hợp chất là HxSy
Ta có tỉ lệ x : y = nH : nS = 0,12 : 0,06 = 2 : 1
Vậy công thức phân tử của A và là H2S.
b) Phương trình hóa học của phản ứng:
3H2S-2 + H2S+6O4đ --> 4S0 + 4H2O
Do H2S có tính khử và H2SO4 có tính oxi hóa nên chúng có khả năng tác dụng với nhau sinh ra kết tủa vàng là S
nH2S = 2,04/34 = 0,06 mol;
Theo phương trình: nS = 4/3nH2S = 0,08 mol;
mS = 0,08 × 32 = 2,56g.
Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 3
Cho 10 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Số mol Cl2 và H2 trước phản ứng:
nCl2 = 0,3 mol
nH2 = 0,45 mol
H2 + Cl2 --> 2HCl (1)
Trước pu: 0,45 0,3 0
Phản ứng: 0,3 0,6
HCl + AgNO3 ---> AgCl + HNO3 (2)
0,05 0,05
Trên mặt lí thuyết số mol HCl tạo ra được tính dựa trên chất phản ứng hết là Cl2
Theo pt (1) ⇒ nHCl = 2. nCl2 = 2.0,3 = 0,6 mol
Khối lượng dung dịch HCl thu được: mdung dịch = 385,4 + 0,6.36,5 = 407,3 (g).
Số mol HCl có trong 50 gam dung dịch theo lí thuyết: (0,6. 50)/407,3 = 0,074 (mol).
Số mol HCl thực tế có trong 50 gam dung dịch được tính từ phương trình phản ứng (2) là: nHCl = nAgCl = 0,05 mol.
Hiệu suất phản ứng: H% = (0,05/0,074).100% = 67,56%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet