Hòa tan 25 g đường với nước được dung dịch có nồng độ 20%. Tính khối lượng nước cần dùng để pha chế dung dịch này ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 25 g đường với nước được dung dịch có nồng độ 20%. Tính khối lượng nước cần dùng để pha chế dung dịch này ?


Đáp án:

Khối lượng dung dịch là: mdd = (25.100%)/20% = 125 gam

Khối lượng nước cần để pha chế là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 125 – 25 = 100 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?


Đáp án:

Những thí nghiệm chứng minh được cấu tạo phân tử glocozơ:

Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm –CH=O.

Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm –OH.

Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan, chứng tỏ phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C tạo thành một mạch dài không nhánh.

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp điều chế nhôm trong công nghiệp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây

Đáp án:
  • Câu A. Điện phân nóng chảy AlCl3.

  • Câu B. Điện phân dung dịch AlCl3.

  • Câu C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3.

  • Câu D. Điện phân nóng chảy Al2O3.

Xem đáp án và giải thích
Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là


Đáp án:

Đây là peptit do đó ta để ý các peptit nối với nhau bởi liên kết CO-NH:

H2NCHCH3CO-NHCH2CO-NHCHCH(CH3)2COOH

⇒ Tên gọi của amin là Ala-Gly-Val

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng sau: FeaOb + HCl → FeClc + H2O Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho sơ đồ phản ứng sau:

FeaOb + HCl → FeClc + H2O

Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.


Đáp án:

- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3

⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.

- Cân bằng phương trình:

Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.

Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O

Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O

Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sản phẩm nhiệt phân của KHCO3 là gì?

Đáp án:
  • Câu A. H2,K2CO3, CO

  • Câu B. H2O, K2CO3. CO2

  • Câu C. H2, K2CO3, CO

  • Câu D. H2, K2CO3,CO

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…