Bài toán công thức của amin dựa vào phản ứng đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt hết 2 amin đơn no bậc 1 đồng đẳng kế tiếp thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. CTPT của 2 amin là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3NH2, C2H5NH2 Đáp án đúng

  • Câu B. C2H5NH2, C3H7NH2

  • Câu C. C4H9NH2, C5H11NH2

  • Câu D. C2H7NH2, C4H9NH2

Giải thích:

Công thức amin trung bình: CnH2n+3N Có: nCO2 : nH2O = 1 : 2 → nC : nH = 1 : 4 = n : (2n+3) → n = 1,5 → 2 amin là: CH3NH2 và C2H5NH2 → A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành Zn2+?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành Zn2+?


Đáp án:
  • Câu A. Fe

  • Câu B. Ag+

  • Câu C. Al3+

  • Câu D. Ca2+

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một bản kẽm vào 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc lấy bản kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng bản kẽm tăng 15,1 g. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một bản kẽm vào 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc lấy bản kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng bản kẽm tăng 15,1 g. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 


Đáp án:

Cứ 65g Zn chuyển vào dung dịch ⟶ 2.108 g Ag

Khối lượng thanh Zn tăng 216 – 65 = 151 (g)

2 mol AgNO3 phản ứng ⟶ tăng 151 g

0,2 <------------------------------- 15,1 g




Xem đáp án và giải thích
Viết tường trình
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết tường trình

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit


Đáp án:

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+(H2SO4) là chất oxi hóa..

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10p, quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Vai trò: Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4 ) là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.

Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+

Phương trình phản ứng: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Vai trò: Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Hãy ghép cách tên anđêhit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho bởi ở cột bên trái. a) Mùi sả thơm trong dầu gội đầu là của … b) Mùi thơm đặc trưng của kẹo bạc hà là của… c) Mùi thơm của quế là của … A. anđêhit xinamic B. xitral C. menton D. vanilin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghép cách tên anđêhit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho bởi ở cột bên trái.

a) Mùi sả thơm trong dầu gội đầu là của …

b) Mùi thơm đặc trưng của kẹo bạc hà là của…

c) Mùi thơm của quế là của …

A. anđêhit xinamic

B. xitral

C. menton

D. vanilin


Đáp án:

a) B

b) C

c) A

Xem đáp án và giải thích
Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb. a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào? b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb.

a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?

b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?


Đáp án:

a) Ta có các ống nghiệm sau: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.

Giải thích. Lọ K2CO3 là phải có vì gốc CO3 2- kết hợp với các gốc kim loại Ba, Mg, Pb đều tạo kết tủa không tạo dung dịch.

b) Phân biệt:

Cho HCl vào 4 dung dịch: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.

→Tạo khí: K2CO3

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2

Không hiện tượng: Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2: Nhóm A

Cho dd NaCl vào nhóm A:

+ Tạo kết tủa: Pb(NO3)2:

2NaCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2NaNO3

+ Không hiện tượng: MgSO4, BaCl2: Nhóm B

Cho tiếp dd Na2SO4 vào nhóm B:

→ Tạo kết tủa: BaCl2:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

→ Không hiện tượng: MgSO4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…