Số phản ứng xảy ra
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.

(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(c) Cho dd bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.

(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là 


Đáp án:
  • Câu A.

    4

    Đáp án đúng

  • Câu B.

    3

  • Câu C.

    2

  • Câu D.

    1

Giải thích:

(a) Cu +2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

(b) H2S + CuSO4 → CuS  +H2SO4

(c) 3AgNO+ FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3

(d) S + Hg→ HgS

=>có 4 pư xảy ra.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra thu được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 650 gam

  • Câu B. 810 gam

  • Câu C. 550 gam

  • Câu D. 750 gam

Xem đáp án và giải thích
Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematit nâu (Fe2O3.2H20) ? Hàm lượng hematit nâu trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematit nâu (Fe2O3.2H20) ? Hàm lượng hematit nâu trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.


Đáp án:

Khối lượng Fe: 1x98/100 = 0,98 tấn

Trong 196 tấn (Fe2O3.2H2O) có 112 tấn Fe

Trong 0,98 tấn Fe có 1,715 tấn (Fe2O3.2H2O)

Khối lượng quặng : 1,715 x 100/80 = 2,144 tấn

Khối lượng quặng thực tế cần dùng: 2,144 x 100/93 = 2,305 tấn

Xem đáp án và giải thích
Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2


Đáp án:

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Mg(OH)2: Magie hiđroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit (vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị)

Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit (vì Cu là kim loại có nhiều hóa trị)

 

Xem đáp án và giải thích
Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?


Đáp án:

Tính chất hóa học của NH3

Tính bazơ yếu: NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

NH3+HCl → NH4 Cl (bốc khói trắng)

AlCl3 + 3NH3+H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4 Cl

Cu(NO3)2 + 2NH3+H2O → Cu(OH)2↓+2NH4 Cl

Khả năng tạo phức:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3 )4](OH)2

dung dịch xanh thẫm

Tính khử: 2NH3+3CuO → (to) 3Cu+N2+3H2O (2N3--6e → N2)

2NH3+3Cl2 → N2+6HCl(2N3--6e → N2 )

Ứng dụng

NH3 được sử dụng để làm sản xuất HNO3 phân bón, điều chế N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.

NH3 lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

NH3 là một bazơ yếu.

Với cùng nồng độ thì nồng độ OH- do NH3 tạo thành nhỏ hơn nhiều so với NaOH. NH3 bị bazơ đẩy ra khỏi dung dịch muối → NH3 là một bazơ yếu.

NH4 NO3+NaOH → NaNO3+NH3 ↑ + H2O

 

Xem đáp án và giải thích
Hệ số cân bằng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học sau: aFeS + bHNO3 → cFe2(SO4)3 + dH2O + eNO + fFe(NO3)3 ; Tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 12

  • Câu C. 15

  • Câu D. 17

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…