Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)


Đáp án:

* Từ MgCO3 → Mg

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)

MgCl     ---đpnc--->  Mg   + 1/2Cl2  (2)

* Từ CuS → Cu

2CuS + 3O2 --t0--> 2CuO + 2SO2 (1)

H2  + CuO --t0--> Cu + H2O (2)

*Từ K2SO4 → K

K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl (1)

KCl  --đpnc--> K + 1/2Cl2 (2)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin.



Đáp án:

Lắc kĩ hỗn hợp với dung dịch HC1 dư, chỉ có anilin phản ứng :

C6H5-NH2 + HCl → [C6H5-NH3]+Cl-

                            anilin phenylamoni clorua

Sau đó để yên, có hai lớpchất lỏng tạo ra : một lớp gồm nước hoà tan phenylamoni clorua và HCl còn dư, lớp kia gồm benzen hoà tan phenol.

Tách riêng lớp có nước rồi cho tác dụng với NH3 lấy dư :

HCl + NH3 → NH4CI

[C6H5-NH3]+Cl-+ NH3 → C6H5-NH2 + NH4Cl

 Anilin rất ít tan trong nước nên có thể tách riêng

Lắc kĩ hỗn hợp benzen và phenol với dung dịch NaOH dư :

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

                                   natri phenolat

Natri phenolat tan trong nước còn benzen không tan và được tách riêng. Thổi CO2 dư qua dung dịch có chứa natri phenolat :

NaOH + CO2→ NaHCO3

C6H5ONa + CO2 + H2O → NaHCO3 + C6H5OH

Phenol rất ít tan trong nước lạnh và được tách riêng.




Xem đáp án và giải thích
Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng. a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao? b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì? c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng.

a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao?

b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì?

c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.





Đáp án:

a) Ý tưởng của bạn em không đúng. Vì các phản ứng hoá học chỉ làm thay đổi cấu trúc lớp electron bên ngoài của nguyên tử. Chúng ta đã biết nguyên tử của nguyên tố hoá học được đặc trưng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử. Phản ứng hoá học không thể làm thay đổi các thành phần trong hạt nhân. Do đó không thể biến đổi Pb thành Au bằng phản ứng hoá học được.

b) Dung dịch đã dùng có chứa ion Au3+, thí dụ dung dịch AuCl3.

c) Pb đã khử ion Au3+ thành Au và phủ một lớp bên ngoài kim loại Pb:




Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là bao nhiêu?


Đáp án:

Nguyên tử Na có 11 electron ở lớp vỏ nguyên tử, 11 proton và 12 notron trong hạt nhân.

Vì me ≈ 9,1. 10-31 kg và mn ≈ mp ≈ 1,67.10-27 kg.

me << mn và mp.

Như vậy, coi như khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.

Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là ≈ 1,0. 

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là


Đáp án:
  • Câu A. 0,325.

  • Câu B. 0,250.

  • Câu C. 0,350.

  • Câu D. 0,175.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là bao nhiêu lít?


Đáp án:

nCH4 = nH2O - nCO2 = 0,2 - 0,15 = 0,05 mol

Bảo toàn nguyên tố C: nCH4 + 2nC2H4 = nCO2 ⇒ nC2H4 = 0,05 mol

⇒ V = 22,4.(0,05 + 0,05) = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…