Cho hai đồng vị: 11H (kí hiệu là H) và 21H (kí hiệu là D)
a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.
b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.
c) Một lít khí hiđro giàu đơteri ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,05gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro.
a) Có 3 loại công thức phân tử hiđro là: H2; HD; D2.
b) Phân tử khối của mỗi phân tử là:
H2: 1. 2 =2 đvC
HD: 1 + 2= 3 đvC
D2: 2.2 = 4 đvC
c) 1lit khí nặng 0,05 g ⇒ 1 mol (22,4 l) nặng 0,05. 22,4 = 1,12g
⇒ AH = 1,12 g/mol
Gọi x là phần trăm của đồng vị D
⇒ phần trăm của đồng vị H là (100 - x)
=> 2x/100 + (1.(100-x))/100 = 1,12
Giải ra được %D = 12%; %H = 88%.
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đkc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Gía trị của m là?
Câu A.
98,2
Câu B.
97,2
Câu C.
86,8
Câu D.
96,5
Thí nghiệm 1. Tính axit - bazơ
- Dụng cụ:
+ Mặt kính đồng hồ.
+ Ống hút nhỏ giọt.
+ Bộ giá ống nghiệm.
- Hóa chất :
+ Dung dịch HCl 0,1M.
+ Giấy chỉ thị pH.
+ Dung dịch NH3 0,1M.
+ Dung dịch CH3COOH 0,1M.
+ Dung dịch NaOH 0,1M.
- Cách tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M.
+ So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.
+ Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau : CH3COOH 0,10M; NaOH 0,10M; NH3 0,10M. Giải thích.
- Hiện tượng và giải thích:
+ Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1: Môi trường axít mạnh.
+ Thay dung dịch HCl bằng dd NH3 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: Môi trường bazơ yếu.
+ Thay dung dịch NH4Cl bằng dd CH3COOH 0,1M, giấychuyển sang màu ứng với pH = 4. Môi trường axít yếu.
+ Thay dung dịch HCl bằng dd NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH=13. Môi trường kiềm mạnh.
Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng,1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc.
Theo đề bài, ta có: AAg = 107,02.MH = 107,02.1,008 = 107,876 u.
Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của anđêhit, xeton với ancol tương ứng. giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa chúng.
Ancol tạo được liên kết hidro liên phân tử, còn anđêhit và xeton thì không. Vì vậy ancol có nhiệt độ sôi cao hơn anđêhit và xeton có số C tương ứng.
Làm cách nào để quả mau chín ?
Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB