Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất là gì?


Đáp án:

Rượu nguyên chất là một hợp chất do được tạo nên từ 3 nguyên tố là C, H và O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng các oxit sắt (II) là oxit bazo, các hidroxit sắt (II) là bazo (Viết các phương trình phản ứng hóa học)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng các oxit sắt (II) là oxit bazo, các hidroxit sắt (II) là bazo (Viết các phương trình phản ứng hóa học)


Đáp án:

FeO là oxi bazo : Có phản ứng với axit

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: etyl axetat, triolein, tơ visco, saccarozơ, xenlulôzơ và fructôzơ. Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch axit là :

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau: 1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe 2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau:

1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe

2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb

Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa

Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V

Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V

Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V


Đáp án:

1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V

2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V

3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình hoá học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Khối lượng dung dịch CuSO4 : mdd CuSO4 = 1,12 x 50 = 56 (gam).

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

64x — 56x = 5,16 - 5 = 0,16 (gam) => x = 0,02 mol.

mCuSO4 tham gia phản ứng = 0,02 x 160 = 3,2 (gam);

100 gam dung dịch CuSO4 có 15 gam CuSO4 nguyên chất.

56 gam dung dịch CuSO4 có X gam CuSO4 nguyên chất.

x = 56x15/100 = 8,4g; mCuSO4 còn lại = 8,4 - 3,2 = 5,2g

mFeSO4 = 0,02 x 152 = 3,O4g

mdd sau p/u = 56 - 0,16 = 55,84g

C%CuSO4 = 5,2/55,84 x 100% = 9,31%

C%FeSO4 = 3,O4/55,84 x 100% = 5,44%

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho: a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua. b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat. c) Kẽm vào dung dịch magie clorua. d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua. Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:

a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua.

b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.

c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.

d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.


Đáp án:

Hiện tượng xảy ra:

a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.

CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓

b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.

d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…