Chất X có công thức phân tử dạng MR2. Đốt X trong oxi dư được chất rắn Y và khí Z, khí Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang màu hồng và có khả năng tẩy màu. Cho Z vào nước vôi trong thấy kết tủa trắng. Chất Y có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy kết tủa nâu đỏ. Chất X thỏa mãn là
Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang hồng và có khả năng tẩy màu, tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2 nên Z là SO2 có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo thành dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy có kết tủa màu nâu đỏ nên Y là Fe2O3 => X là FeS2
Nung m gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 10 gam chất rắn Z không tan và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch E thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của m là
Nung đến khối lượng không đổi thì rắn Y gồm Na2CO3 và CaO.
Hòa tan Y vào nước thì CaO chuyển thành Ca(OH)2 và Na2CO3 tạn.
lúc này: Ca(OH)2 + Na2CO3 --> CaCO3 + 2NaOH (1)
0,1 0,1 0,1
Cho từ từ HCl vào E thu được khí CO2 thì Na2CO3 ở pt (1) phải dư.
Vì HCl dùng dư nên Na2CO3 + 2HCl --> NaCl + CO2 + H2O
0,02 0,02
Ta có 0,1 mol Ca(OH)2 và 0,12 mol Na2CO3
--> NaHCO3: 0,24 mol và CaCO3: 0,1 mol
--> m = 30,16 (g)
Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N
Có 4 đồng phân gồm: CH3CH2CH2NH2; CH3CH(CH3)NH2; CH3CH2NHCH3; (CH3)3N
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là
Câu A. 5
Câu B. 3
Câu C. 6
Câu D. 4
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Fe tác dụng được với các muối: CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3
+) Fe + CuSO4 →FeSO4+ Cu
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe là chất khử , CuSO4 là chất oxi hoá
+) Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb
Fe + Pb 2+ → Fe 2+ + Pb
Fe là chất khử, Pb(NO3)2 là chất oxi hóa
+) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe là chất khử, AgNO3 là chất oxi hóa
Nếu AgNO3 dư ta có pứ:
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Ag + + Fe2+ → Fe3+ + Ag
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB