Câu A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.
Câu B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
Câu C. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%. Đáp án đúng
Câu D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.
Khi đốt cháy X có nCO2 = nH2O => 44nCO2 + 18nH2O = m(bình tăng) => 44a + 18a = 7,75 => a = 0,125 mol. Xét quá trình X tác dụng với NaOH : + Nhận thấy rằng,nNaOH > nAken, trong trong X chứa 1 este và 1 axit. Khi dehirat hóa ancol thì : → nEsteA = nAken= 0,015 mol => nAcid B = nX - nEste = 0,025 mol - Gọi CA và CB lần lượt là số nguyên tử C của este A và axit B (với CA ≥ 3, CB ≥ 1) => nA.C(A) + nB.C(B) = nCO2 => 0,015.C(A) + 0,025.C(B) = 0,125 => C(A) = 5 & C(B) =2 (thỏa mãn). Vậy A là C5H10O2; B là C2H4O2. A. Sai, Độ chênh lệch khối lượng giữa A và B là: ∆m = 102nA - 60nB = 0,03 g. B. Sai, Tổng khối lượng phân tử khối của A và B là 162. C. Đúng, %mA =[102nA.100%]/ [102nA + 60nB] =50,5% => %mB = 49,5% D. Sai, Este A có 7 đồng phân tương ứng là: CH3COO-C3H7 (2 đồng phân) ; HCOO-C4H9 (4 đồng phân) ; C2H5COOC2H5 (1 đồng phân) và axit B chỉ có 1 đồng phân là CH3COOH.
Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau đây:
a) Na2O + H2O → NaOH.
K2O + H2O → KOH.
b) SO2 + H2O → H2SO3.
SO3 + H2O → H2SO4.
N2O5 + H2O → HNO3.
c) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O.
d)Chỉ ra loại chất tạo thành ở a), b), c) là gì? Nguyên nhân có sự khác nhau ở a) và b)
e) Gọi tên các chất tạo thành.
Phương trình hóa học của phản ứng
a) Na2O + H2O→ 2NaOH. Natri hiđroxit.
K2O + H2O → 2KOH
b) SO2 + H2O → H2SO3. Axit sunfurơ.
SO3 + H2O → H2SO4. Axit sunfuric.
N2O5 + H2O → 2HNO3. Axit nitric.
c) NaOH + HCl → NaCl + H2O. Natri clorua.
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O. Nhôm sunfat.
d) Loại chất tạo thành ở a) (NaOH, KOH) là bazơ
Chất tan ở b) (H2SO4, H2SO3, HNO3) là axit
Chất tạo ra ở c(NaCl, Al2(SO4)3 là muối.
Nguyên nhân của sự khác biệt là ở câu a) và câu b: oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ; còn oxit của phi kim tác dụng với nước tạo ra axit
e) Gọi tên sản phẩm
NaOH: natri hiđroxit
KOH: kali hiđroxit
H2SO3: axit sunfurơ
H2SO4: axit sunfuric
HNO3: axit nitric
NaCl: natri clorua
Al2(SO4)3: nhôm sunfat
Thủy phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là
Câu A. 8,8
Câu B. 7,4
Câu C. 6,0
Câu D. 8,2
Hỗn hợp X gồm hai khí SO2 và CO2 có tỉ khối đối với H2 là 27. Tính thành phần % theo khối lượng của SO2?
Coi số mol hỗn hợp X = 1 mol.
nSO2 = x, nCO2 = y (mol)
⇒ x + y = 1
64x + 44y = 1.27.2
⇒ x = y = 0,5 (mol).
=> %mSO2 = 59,3%
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
– Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, kết quả chia làm hai nhóm:
• Nhóm I: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH.
• Nhóm II: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4.
– Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm I đổ vào từng chất của nhóm II, ta nhận thấy có hai chất đổ vào nhau cho kết tủa trắng là Ba(OH)2 và Na2SO4 hai chất còn lại không phản ứng là NaOH và NaCl.
NaCl | Na2SO4 | |
Ba(OH)2 | x | Kết tủa trắng |
NaOH | x | x |
PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH.
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với ?
Câu A. nước muối.
Câu B. nước.
Câu C. giấm ăn.
Câu D. cồn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet