Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 4 Đáp án đúng

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Giải thích:

Chọn đáp án A Chất lưỡng tính: + Là oxit và hiđroxit của các kim loại Al, Zn, Sn, Pb; Cr(OH)3 và Cr2O3. + Là các ion âm còn chứa H có khả năng phân li ra ion H+ của các chất điện li trung bình và yếu ( HCO3‒, HPO4(2‒), HS‒…) (chú ý: HSO4‒ có tính axit do đây là chất điện li mạnh) + Là muối chứa các ion lưỡng tính; muối tạo bởi hai ion, một ion có tính axit và một ion có tính bazơ ( (NH4)2CO3…) + Là các amino axit,… Chất axit: + Là ion dương xuất phát từ các bazơ yếu (Al3+, Cu2+, NH4+....), ion âm của chất điện li mạnh có chứa H có khả năng phân li ra H+ (HSO4‒) Chất bazơ: Là các ion âm (không chứa H có khả năng phân li ra H+)của các axit trung bình và yếu: CO3(2-), S2-... Chất trung tính: Là các ion âm hay dương xuất phát từ các axit hay bazơ mạnh: Cl‒, Na+, SO4(2−),.. Chú ý:1 số kim loại có phản ứng được với axit và bazơ nhưng không được gọi là chất lưỡng tính.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4. b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1: 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư. 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Thí nghiệm 2 : 0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư. 0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.

b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1:

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.

Thí nghiệm 2 :

0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.

0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.


Đáp án:

a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑(1)

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)

b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra

TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2

Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.

TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.

Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).

Xem đáp án và giải thích
Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.


Đáp án:

Gọi m là khối lượng dung dịch ban đầu

Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước bằng (m-60)g.

Khối lượng chất tan trước và sau là không đổi. Ta có: mct = 15m/100 = (18(m-60))/100

  ⇔ 15.m = 18(m – 60)

    ⇔ 15m = 18m – 1080

    ⇔ 3m = 1080 m = 360 (g)

Vậy khối lượng dung dịch trước khi bay hơi là 360 gam.

Xem đáp án và giải thích
Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 : 2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ? b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 :

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng

a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ?

b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?


Đáp án:

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Cứ 2.17 (g) NH3 thì tạo ra 60g ure (CO(NH2)2)

⇒ mNH3 = 6.2.17/60 = 3,4 (tấn)

mCO2 = 6,44/60 = 4,4 tấn

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

nure = m/M = 6000000/60 = 100000 mol

nNH3 = 100000x2/1 = 200000

VNH3 = n.22,4 = 200000x22,4= 4480000 = 4480 (m3)

nCO2 = 100000 mol

VCO2 = 100000 x 22,4 = 2240000l = 2240 (m3)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định phản ứng mà C thể hiện tính khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng


Đáp án:
  • Câu A. a

  • Câu B. b

  • Câu C. c

  • Câu D. d

Xem đáp án và giải thích
Tính phân tử khối của: a) Cacbon đioxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5. b) Khí metan, biết phân tử gồm 1C và 4H. c) Axit nitric,biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O. d) Thuốc tím (kali pemanganat) biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính phân tử khối của:

a) Cacbon đioxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5.

b) Khí metan, biết phân tử gồm 1C và 4H.

c) Axit nitric,biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O.

d) Thuốc tím (kali pemanganat) biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.


Đáp án:

Tính phân tử khối của :

a) Cacbon dioxit (CO2) bằng : 12 + 16.2 = 44 đvC

b) Khí metan (CH4) bằng : 12 + 4.1 = 16 đvC

c) Axit nitric (HNO3) bằng : 1.1 + 14.1 + 16.3 = 63 đvC

d) Kali pemanganat (KMnO4) bằng : 1.39 + 1.55 + 4.16 = 158 đvC

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…