Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. a) Hãy viết các phương trình hóa học. b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết các phương trình hóa học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

nFe = 0,1 mol; nS = 0,05 mol

a) Phương trình phản ứng:

Fe + S → FeS (1)

Theo pt: nFe pư = nS = 0,05 mol ⇒ nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05mol

nFeS = nS = 0,05 mol

Nên hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ (3)

b) Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có:

nHCl = 2.nFe + 2.nFeS = 2. 0,05 + 2. 0,05 = 0,2 mol

VHCl = 0,2 /1 = 0,2 lít.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau: a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa. b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:

a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.

b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.


Đáp án:

a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.

Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.

Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.

CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-

CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-

b) Trích mỗi chất một ít làm mẩu thử.

Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.

Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.

Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anka-1,3-đien và ankin.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anka-1,3-đien và ankin.


Đáp án:

Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng công, của anka-1,3-dien là cộng, của ankin là cộng và thế.

Xem đáp án và giải thích
Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.


Đáp án:

Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.

Xem đáp án và giải thích
Tiính khối lượng kết tủa từ phản ứng giữa ion bạc và ion clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm FeCl2 và KCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam X vào nước dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là


Đáp án:
  • Câu A. 40,92 gam

  • Câu B. 37,80 gam

  • Câu C. 49,53 gam

  • Câu D. 47,40 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định chất oxi hóa, chất khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa và vừa có tính khử là:


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…