Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước. c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn. d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).


Đáp án:

Các hiện tượng vật lý là a, c do không có sự tạo thành chất mới.

Các hiện tượng hóa học là b, d do chất biến đổi tạo thành chất khác.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán xác định công thức este dựa vào phản ứng đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để đốt cháy hết 1,62 gam hỗn hợp hai este mạch hở, đơn chức, no đồng đẳng kế tiếp cần vừa đủ 1,904 lít Oxi (đktc). CTPT hai este là


Đáp án:
  • Câu A. C4H8O2 và C5H10O2

  • Câu B. C2H4O2 và C3H6O2

  • Câu C. C4H8O2 và C3H6O2

  • Câu D. C2H4O2 và C5H10O2

Xem đáp án và giải thích
Hidrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất X lưỡng tính, có công thức phân tử C3H9O2N. Cho 18,2 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 16,4 gam muối khan. Tên gọi của X là :

Đáp án:
  • Câu A. Amoni propionat

  • Câu B. Alanin

  • Câu C. Metylamoni propionat

  • Câu D. Metylamoni axetat

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy đánh dấu + vào ô xảy ra phản ứng ở bảng sau: H2,Ni,80-120o C HCl (khí) Br2,as KMnO4/H2O Propan Xilcopropan Butan Xiclobutan Pentan xiclopentan b) Viết Phương trình và gọi tên nếu xảy ra phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy đánh dấu + vào ô xảy ra phản ứng ở bảng sau:

 
  H2,Ni,80-120o C HCl (khí) Br2,as KMnO4/H2O
Propan        
Xilcopropan        
Butan        
Xiclobutan        
Pentan        
xiclopentan        

b) Viết Phương trình và gọi tên nếu xảy ra phản ứng.


Đáp án:

a)

  H2,Ni,80-120o C HCl (khí) Br2,as KMnO4/H2O
Propan     +  
Xilcopropan + + +  
Butan     +  
Xiclobutan +   +  
Pentan     +  
xiclopentan     +  

b) Các phản ứng xảy ra:

CH3-CH2-CH3+Br2→CH3-CHBr-CHBr-CH3+HBr

CH3-CH2-CH2-CH3+Br2→CH3-CHBr-CH2-CH3+HBr

CH3-CH2-CH2-CH2-CH3+Br2→CH3-CHBr-CH2-CH2-CH3+HBr

CH3-CH2-CH2-CH2-CH3+Br2→CH3-CH2-CHBr-CH2-CH3+HBr

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?

Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

PTHH: 4Al + 3O--t0--> 2Al2O3

Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?

Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).

Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

PTHH: Fe + S --t0--> FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn .

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?

Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.

Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Xem đáp án và giải thích
Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

nN (trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO, NO2

Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

⇒ nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

Vậy: mFe = 0,5. 56 = m - 0,75m → m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…