Tại sao khi trời tuyết người ta phải rắc muối lên trên mặt đường?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi trời tuyết người ta phải rắc muối lên trên mặt đường?


Đáp án:

Tại các nước có tuyết rơi để hạn chế việc đóng tuyết trên đường làm trơn trượt người ta rắc muối lên mặt đường làm tan chảy tuyết. Khi có thêm muối vào tuyết phải – 50 C mới có thể đóng băng được. Nhưng nếu ngày giá lạnh (-200C đến -300C) việc thêm muối sẽ không còn hiệu quả

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán xác định số hiệu nguyên tử dựa vào số hạt p, n, e
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là


Đáp án:
  • Câu A. 17 và 29

  • Câu B. 20 và 26

  • Câu C. 43 và 49

  • Câu D. 40 và 52

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:

Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH

Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.

Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)

Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Còn lại là H2SO4

Xem đáp án và giải thích
Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?


Đáp án:

Cho quỳ tím vào từng chất:

   + Qùy tím chuyển sang màu đỏ là KHSO4

   + Qùy tím chuyển sang màu xanh là Na2CO3 và CH3NH2

   + Qùy tím không chuyển màu là NaCl

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2 trong trường hợp: a) Tỉ lệ số mol n : n = 1 : 1 b) Tỉ lệ số mol n : n = 2 : 1
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2 trong trường hợp:

a) Tỉ lệ số mol n : n = 1 : 1

b) Tỉ lệ số mol n : n = 2 : 1


Đáp án:

Phương trình hóa học của CO2 với:

a) Dung dịch NaOH theo tỉ lệ nCO2 : nNaOH = 1 : 1

CO2 + NaOH → NaHCO3

b) Dung dịch Ca(OH)2 theo tỉ lệ nCO2 : nCa(OH)2 = 2 : 1.

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2↓.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là


Đáp án:

CTPT các chất trong M gồm: C2H7N; C3H7N; C3H10N2 và C3H9N.

Tính ra số mol mỗi chất trong M đều có sự đặc biệt riêng. Thật vậy:

trước hết đốt 0,25 mol M cần 1,15 mol O2 thu 0,65 mol CO2 + 1,0 mol H2O + 0,15 mol N2.

→ mM = 0,65 × 12 + 2 + 0,15 × 28 = 14,0 gam.

YTHH 01: bảo toàn C

→ ncụm C2 = (0,25 × 3 – 0,65) = 0,1 mol

→ %mC2H5NH2 trong M ≈ 32,14%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…