Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng hết với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2, thu được 12,8 gam Cu. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng hết với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2, thu được 12,8 gam Cu. Giá trị của m là


Đáp án:

nFe = nCu = x

=> Sau phản ứng nCu = 2x = 0,2

=> x = 0,1

=> m = 12 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có :

Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)

Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2

8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.

mCu = 0,15.64 = 9,6 g

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 14,4g hỗn hợp Fe và FeS bằng 200ml dung dịch HCl vừa đủ thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 9 .Tính nồng độ mol của HCl đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 14,4g hỗn hợp Fe và FeS bằng 200ml dung dịch HCl vừa đủ thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 9 .Tính nồng độ mol của HCl đã dùng?


Đáp án:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

x mol

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

y mol

Ta có: 56x+ 88y = 14,4

MX = (2.x+34.x)/(x+y) = 9.2

Giải hệ pt => x = y = 0,1 mol

=> nHCl = 2.(x+y) = 2.0,2 = 0,4 mol

CM (HCl) = 0,4/0,2 = 2M

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ? b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích. - Thêm khí CO2 vào. - Lấy bớt một lượng CaCO3 ra. - Tăng dung tích của bình phản ứng lên. - Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống. c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín:

CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ

Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3

a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?

b) Khi phẳn ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích.

- Thêm khí CO2 vào.

- Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.

- Tăng dung tích của bình phản ứng lên.

- Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.

c) Tại sao miệng của các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?


Đáp án:

Phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); ΔH = 178kJ

a) Phản ứng trên là thu nhiệt

b) - Khi thêm khí CO2, hằng số cân bằng KC tăng vì KC = [CO2]:

- Lượng CaCO3(r) không ảnh hưởng đến KC.

- Khi tăng dung tích của bình phản ứng, KC giảm vì [CO2] giảm.

- Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dẫn đến KC giảm.

c) Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy áp suất khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Nếu đậy kín, áp suất khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Giải thích: Áp dụng nguyên lí La Sơ-tơ-li-ê nên Kc = [CO2].

Xem đáp án và giải thích
Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất? A. Nước vôi trong. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaCl. D. Nước. Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

A. Nước vôi trong.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaCl.

D. Nước.

Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học nếu có.


Đáp án:

Dùng phương án A, nước vôi trong là tốt nhất, vì nước vôi trong có phản ứng với tất cả các chất khí thải tạo thành chất kết tủa hay dung dịch.

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O.

H2S + Ca(OH)2 dư → CaS ↓ + 2H2O.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất : isopropylbenzen (A), ancol benzylic (B) ; metyl phenyl ete (C) a) Gọi tên khác của mỗi chất. b) Hãy sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất : isopropylbenzen (A), ancol benzylic (B) ; metyl phenyl ete (C)

a) Gọi tên khác của mỗi chất.

b) Hãy sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích.





Đáp án:

a) Tên khác của A : cumen (2-phenylpropan) ;

                        B: phenylmetanol ( phenylcacbinol)

                        C: anisol

b) Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi :

<

Do A, B, C có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng khác nhau về khả năng tạo liên kết hiđro và độ phân cực ; A, C không tạo được liên kết hiđro ; C phân cực hơn A; B tạo được liên kết hiđro.





Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…