Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)


Đáp án:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)

MgCl đpnc → Mg + Cl2 (2)

* Từ CuS → Cu

2CuS + 3O2 to → 2CuO + 2SO2 (1)

H2 + CuO to → Cu + H2O (2)

*Từ K2SO4 → K

K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2KCl (1)

2KCl đpnc → 2K + Cl2 (2)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Có các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất. (b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên. (c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá. (d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. (e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Có các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.

(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.

(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá.

(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai vì phản ứng chưa xảy ra, chất lỏng phân lớp.

(c) Sai vì mục đích chính của việc thêm NaCl là để tách muối natri của axit béo (xà phòng).

Số phát biểu đúng là 3.

Xem đáp án và giải thích
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).


Đáp án:

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.

Trong tripeptit có ba liên kết peptit

Các công thức cấu tạo của tripeptit:

Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;

Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.

Xem đáp án và giải thích
Nhận định về SO2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận xét nào sau đây không đúng về SO2?

Đáp án:
  • Câu A. khí này làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím.

  • Câu B. Phản ứng được với H2S tạo ra S.

  • Câu C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực.

  • Câu D. Được tạo ra khi sục khí O2 vào dung dịch H2S.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp muối gồm ACO3 ; BCO3 ; R2CO3 (A, B là kim loại nhóm IIA ; R là kim loại IA) bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thu được 8,96 lít khí ở đktc. Khối lượng muối trong dung dịch thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp muối gồm ACO3 ; BCO3 ; R2CO3 (A, B là kim loại nhóm IIA ; R là kim loại IA) bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thu được 8,96 lít khí ở đktc. Khối lượng muối trong dung dịch thu được là?


Đáp án:

Xét các phản ứng với HNO3

ACO3 + 2HNO3 → A(NO3)2 + H2O + CO2

BCO3 + 2HNO3 → B(NO3)2 + H2O + CO2

R2CO3 + 2HNO3 → RNO3 + H2O + CO2

Nhận xét: trong các phản ứng trên, 1 phân tử muối cacbonat đã phản ứng với 2 phân tử HNO3 sinh ra muối, 1 phân tử H2O và 1 phân tử CO2

nH2O = nCO2 = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol  => nHNO3 = 0,8 mol

mmuốicacbonat + mHNO3= mmuốinitrat + mH2O + mCO2

hay 37,6 + 0,8.63 = mmuối nitrat + 0,4.44 + 0,4.18

Suy ra mmuốinitrat = 63,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…