Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.
a) Cấu hình electron nguyên tử:
A(Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1.
B (Z= 12) ls2 2s2 2p6 3s2
C (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1
D (Z = 14) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
b) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.
B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
c) Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.
Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau :
1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe
2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe
3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb
Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa
Biết rằng : Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V
Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V
Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V
2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V
3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V
Lập các Phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch của các chất.
a) Kali photphat và bari nitrat
b) natri photphat và nhôm sunfat
c) kali phot phat và canxi clorua
d) natri hiđrophotphat và natri hiđroxit.
e) canxi điphotphat (1) mol và canxi hiđroxit (1 mol)
g) canxi đihiđrophotphat (1mol) và canxi hiđroxit (2 mol)
a) 2K3PO4+3Ba(NO3)2→Ba3(PO4 )2↓+6KNO3
3Ba2++2PO43-→Ba3(PO4 )2↓
b) 2Na3PO4+Al2(SO4 )3→2AlPO4+3Na2SO4
Al3++PO43-→AlPO4
c) 2K3PO4+3CaCl2→Ca3(PO4 )2 +6KCl
3Ca2++2PO43-→Ca3(PO4 )2
d) Na2HPO4+NaOH→Na3PO4+H2O
HPO42-+OH-→PO43-+H2O
e) Ca(H2PO4)2+Ca(OH)2 →2CaHPO4+2H2O
H2PO4-+OH-→HPO42-+H2O
g) Ca(H2PO4)2+2Ca(OH)2 →Ca3(PO4)2 +4H2O
3Ca2++2H2PO4-+4OH-→Ca3(PO4)2 +4H2O
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.
E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Những câu đúng: B, C, E.
Những câu sai: A,D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.
Điện phân dung dịch bạc nitrat với cường độ dòng điện là 1,5 A, thời gian 30 phút, khối lượng bạc thu được là
Áp dụng định luật Faraday m = A.I.t/n.F=108.1,5.30.60/(1.96500)= 3,02 gam.
Điền vào ô trống ở cuối câu chữ Đ(đúng), chữ S(sai) sao cho thích hợp:
A. Amin là loại hợp chất có nhóm –NH2 trong phân tử
B. Hai nhóm chức –COOH và –NH2 trong amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực
C. Polipeptit là polime mà phân tử gồm khoảng 11-50 mắt xích α-aminoaxit nối với nhau bằng liên kết peptit
D. Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit
A - S
B - Đ
C - Đ
D - S
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet