Thực hành: Tính chất của gluxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của gluxit 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.

Giải thích: - Iot làm xanh hồ tinh bột

- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p. (2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n. (3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p. (4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e. (5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. (6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron. (7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử. (8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là M

Giả sử khối lượng ban đầu của thanh kim loại M là 1(gam), lượng kim loại tham gia phản ứng là x(mol)

M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)

Theo (1):

1 mol M (M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (112-M).x gam

% khối lượng tăng = [112-M).x]/1 . 100% = 0,47% (*)

M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)

Theo (2):

1 mol M (M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (207- M).x gam

% khối lượng tăng = [(207- M).x]/1.100% = 1,42% (**)

Từ (*) và (**) => [112 - M]/[207 - M] = 0,47/1,42 => M = 65, M là Zn.

Xem đáp án và giải thích
Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối được làm bột nở trong thực phẩm là muối nào?


Đáp án:

Muối được làm bột nở trong thực phẩm là  NH4HSO3

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Tìm m?


Đáp án:

 X có dạng CnH2n+1N

2CnH2n+1N+(6n+1)/2 O2  --->2nCO2+(2n + 1)H2O + N2

nC = nCO2 = 41,8 : 44 = 0,95

nH = 2nH2O = 2.(18,9/18) = 2,1

 nN = nX = 2 × (nH2O - nCO2) = 2 × (1,05 - 0,95) = 0,2 mol.

  mX = m C+ m H+ mN = 0,95 × 12 + 2,1 × 1 + 0,2 × 14 = 16,3 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1); hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3: 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Khối lượng của este thu được là (biết hiệu suất các phản ứng este đều 75%)
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1); hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3: 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Khối lượng của este thu được là (biết hiệu suất các phản ứng este đều 75%)


Đáp án:

MX = (46 + 60)/2 = 53 → R1 + 45 = 53 → R1 = 8

MY = (32.3 + 46.2)/(3 + 2) = 37,6 → R2 + 17 = 37,6 → R2 = 20,6

nX = 11,13/53 = 0,21

nY = 7,52/37,6 = 0,2

Meste = 0,2. (R1 + 44 + R2).0,75 = 0,2. 72,6. 0,75 = 10,89g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…