Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra
b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A
c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
a. Phương trình hóa học
(1) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
(2) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
b. nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol
=> mFe2O3 = mhỗn hợp – mCu = 25,6 – 0,15.64 = 16 gam => nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol
=> %mFe2O3 = (16 : 25,6).100% = 62,5%
c.
Theo PTHH (1) và (2): nHNO3 pư = 8nCu/3 + 6nFe2O3 = 8.0,15/3 + 6.0,1 = 1 mol
=> nHNO3 bđ = nHNO3 pư.120/100 = 1,2 mol => VHNO3 = 1,2.22,4 = 26,4 lít
Liti là gì?
- Liti là một kim loại kiềm được phát hiện bởi Johann Arfvedson năm 1817. Arfvedson tìm thấy nguyên tố mới trong khoáng chất spodumen và lepidolit trong quặng petalit.
- Kí hiệu: Li
- Cấu hình electron: [He] 2s1
- Số hiệu nguyên tử: 3
- Khối lượng nguyên tử: 7 g/mol
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 3
+ Nhóm: IA
+ Chu kì: 2
- Đồng vị: 6Li, 7li
- Độ âm điện: 0,98
Nung nóng 7,26 g hỗn hợp gồm NaHCO3 vào Na2CO3, người ta thu được 0,84 lít khí CO2 (đktc).
Hãy xác định khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp trước và sau khi nung.
Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của m:
Câu A. 8,4
Câu B. 5,6
Câu C. 11,2
Câu D. 2,8
Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
2H2 + O2 --t0--> 2H2O (pứ hóa hợp + oxi hóa khử)
4H2 + Fe3O4 --t0--> 4H2O + 3Fe (pứ thế + oxi hóa khử)
3H2 + Fe2O3 --t0--> 3H2O + 2Fe (pứ thế + oxi hóa khử)
H2 + PbO --t0--> H2O + Pb (pứ thế + oxi hóa khử)
Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi – hóa khử vì đều có đồng thời sự khử và sự oxi hóa
Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.
Sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion:
Tinh thể nguyên tử: Các nguyên tử nằm ở nút mạng tinh thể, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, các tinh thể nguyên tử như kim cương, than chì, gemani, silic,... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Tinh thể ion: Các ion âm và dương phân bố luân phiên, đều đặn ở nút mạng tinh thể. Các ion này liên kết với nhau bằng liên kết ion. Vì vậy, các tinh thể ion như NaCl, CaF2... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet