Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (N¬2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (N­2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là:


Đáp án:

Giải

A có số mol N2O và NO2 bằng nhau => qui về NO và N2

=> A gồm NO và N2 có nA = 0,1 mol ; MA = 29g

=> nNO = nN2 = 0,05 mol

Giả sử có sp khử NH4NO3, BTNT N => nHNO3 = 4nNO + 12nN2 + 10nNH4NO3

=> 1,2 = 0,05.4+ 12.0,05 + 10nNH4NO3

=> nNH4NO3 = 0,04 mol

Ta có: 24nMg + 65nZn = 19,225

 2nMg + 2nZn = 10nN2 + 3nNO + 8n NH4NO3 = 0,97

=>nMg = 0,3 và nZn = 0,185 mol

=> %mMg = (0,3.24):19,225 = 37,45%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.

 


Đáp án:

nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)

nHCl = nA => A chỉ có 1 nhóm NH2

MA = 1,851/0,01 – 36,5 = 145 (g/mol)

nA : nNaOH = 1 : 1 => A chỉ có 1 nhóm COOH

Gọi công thức của A là H2N-R-COOH

=> mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)

Biện luận suy ra R là gốc C6H12 

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là


Đáp án:

Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ

nglu = nFruc = nSac = 62,5 x 17,1% : 342 = 0,03125 mol

nAg = 2(nGlu + nFruc) = 0,125 mol ⇒ m = 13,5 g

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra: a) Chất khí. b) Chất kết tủa. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a) Chất khí.

b) Chất kết tủa.

Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3) hoặc dung dịch muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

b) Tạo chất kết tủa, ví dụ dung dịch muối (BaCl2, Ba(CH3COO)2, Ba(NO3)2 ...) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Ba(CH3COO)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CH3COOH

Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat (Na2CO3, K2CO3) tạo ra BaCO3 kết tủa.

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3.

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?


Đáp án:

a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, ... kết tinh thành tinh thể phân tử.

b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…