X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4: 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4: 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Tìm m?


Đáp án:

Đặt nX = 4x ⇒ nY = 3x ⇒ nKOH = 4.4x + 3.3x = 25x mol

nH2O = ∑npeptit = 7x.

Bảo toàn khối lượng:

302.4x + 245.3x + 56.25x = 257,36 + 18.7x

 → x = 0,08 mol.

m = 302.4x + 245.3x = 155,44(g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).


Đáp án:

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.

Trong tripeptit có ba liên kết peptit

Các công thức cấu tạo của tripeptit:

Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;

Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết ba phương trình hóa học của phản ứng trao đổi giữa axit clohiđric với ba loại hợp chất khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết ba phương trình hóa học của phản ứng trao đổi giữa axit clohiđric với ba loại hợp chất khác nhau.


Đáp án:

Ba phản ứng trao đổi giữa axit HCl với ba hợp chất khác nhau:

HCl + AgNO3 -> AgCl + HNO3

2HCl + CaO -> CaCl2 + H2 O

2HCl + Ba(OH)2 -> BaCl2 + 2H2O.

Xem đáp án và giải thích
Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là?


Đáp án:

MX = 336000 : 12000 = 28 ⇒ PE

Xem đáp án và giải thích
Đun hợp chất A với H2O ( có axit vô cơ làm xúc tác ) được axit hữu cơ B và ancol D. Tỉ khối hơi của B so với nitơ là 2,57. Cho hơi ancol D đi qua ống đun nóng đựng bột đồng thì sinh ra hợp chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Để đốt cháy hoàn toàn 2,8 g chất A phải dùng hết 3,92 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm có khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ số mol bằng 3: 2. a) Cho biết A và E thuộc những loại hợp chất nào? b) Xác định công thức cấu tạo của B. c) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của A biết D là ancol đơn chức.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun hợp chất A với H2O ( có axit vô cơ làm xúc tác ) được axit hữu cơ B và ancol D. Tỉ khối hơi của B so với nitơ là 2,57. Cho hơi ancol D đi qua ống đun nóng đựng bột đồng thì sinh ra hợp chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Để đốt cháy hoàn toàn 2,8 g chất A phải dùng hết 3,92 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm có khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ số mol bằng 3: 2.

a) Cho biết A và E thuộc những loại hợp chất nào?

b) Xác định công thức cấu tạo của B.

c) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của A biết D là ancol đơn chức.





Đáp án:

a) A là este, E là andehit.

b) MB = 28.2,57 = 72 (g/mol).

vì khối lượng 2 nhóm COOH là 90 nên phân tử B chỉ có một nhóm COOH.

Đặt công thức của B là RCOOH

MB = M+ 45 = 72  MR= 27, vậy R là C2H3.

Công thức cấu tạo của B: 

c) nO2= 0,175 mol mO2= 5,6 g

Theo định luật bảo toàn khối lượng có :

 (g)

mCO2/mH2O = (3.44)/(2.18) = 11/3

mCO2=6,6gmC=1,8g

mH2O=1,8gmH=0,2g

mO=2,81,80,2=0,8(g)


Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz , ta có tỉ lệ :

x : y : z  = 3 : 4 : 1

Công thức đơn giản nhất của A là C3H4O. Công thức phân tử của A là C6H8O2

Công thức cấu tạo của A: CH2=CHCOOCH2CH=CH2 (anlyl acrylat)




 

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu định luật tuần hoàn và cho biết nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu định luật tuần hoàn và cho biết nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.


Đáp án:

Định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.

Nguyên nhân: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có tính biến đổi tuần hoàn nên tính kim loại, tính phi kim biên đổi tuần hoàn

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…