Theo quy định của Bộ Y tế về sử dụng chất ngọt nhân tạo, chất Acesulfam K có liều lượng chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể 1 ngày. Nếu 1 người nặng 50kg, trong 1 ngày có thể dùng tối đa lượng chất đó là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo quy định của Bộ Y tế về sử dụng chất ngọt nhân tạo, chất Acesulfam K có liều lượng chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể 1 ngày. Nếu 1 người nặng 50kg, trong 1 ngày có thể dùng tối đa lượng chất đó là bao nhiêu?


Đáp án:

Liều lượng tối đa 1 ngày với người nặng 50kg là: 15. 50 = 750mg

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Trong bảng tuần hoàn có gần 90 nguyên tố kim loại, chúng nằm ở các vị trí như sau:

- Nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA.

- Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

Các nhóm B từ IB đến VIIIB.

- Họ lantan và họ actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g. a)   Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. b)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4. Giả thiết Cu giải phóng ra đều bám hết vào đinh sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g.

a)   Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

b)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.

Giả thiết Cu giải phóng ra đều bám hết vào đinh sắt.

 


Đáp án:

 a) Fe +       CuSO4 →    FeSO4               +       Cu              (1)

   Fe +         Cu2+ →       Fe2+ +       Cu                                  (2)

Chất khử     chất oxi hóa

b) Theo (1) cứ 1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng đinh sắt tăng 8 g

x mol <-------------------------------------------------------- 0,8 g

x = (1.0,8) : 8 = 0,1 mol

ồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :

= (0,1.1000) : 200 = 0,5M

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

-COOH +  NaOH   --> -COONa  +  H2O

a mol

32a = 0,4 m và m + 22a = 8,16 

<=> a = 0,08 & m = 6,4

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm (28,4 gam P2O5 và 12 gam SO3) vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm (28,4 gam P2O5 và 12 gam SO3) vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?


Đáp án:

Số mol P2O5 là: nP2O5 = 0,2 mol; Số mol SO3 là: nSO3 =0,15 mol.

Phương trình hóa học:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

0,2 → 0,4 (mol)

Khối lượng H3PO4 là: mH3PO4 = nH3PO4.MH3PO4 = 0,4.98 = 39,2 gam

SO3 + H2O → H2SO4

0,15 → 0,15 (mol)

Khối lượng H2SO4 là: mH2SO4 = nH2SO4.MH2SO4 = 0,15.98 = 14,7 gam

Tổng khối lượng H3PO4 và H2SO4 có trong dung dịch thu được là:

mhh = 39,2 + 14,7 = 53,9 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: (1) . Amoniac (2). Anilin (3). p – Nitroanilin (4). Metylanilin (5). Đimetylamin Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1) . Amoniac         (2). Anilin

    (3). p – Nitroanilin         (4). Metylanilin

    Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?


Đáp án:

    Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl –CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm –CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3

    Trong các amin thơm, nhóm nitro -NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của NH2 , do đó p –nitroanilin có tính bazo yếu nhất

    Sắp xếp: 3 < 2 < 4 < 1 < 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…