Hoàn thành dãy chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa hoc:
Metan → metyl clorua → metanol → metanal → axit fomic
Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Tìm m?
nAgNO3=0,1.2a =0,2a mol;
nFe(NO3)2 =0,1.a =0,1a mol
Ag+ + Fe2+ → Ag +Fe3+
ta có: nAg tạo thành = nFe2+ =0,1a mol (do nAg+ > nFe2+ )
→ 8,64/108 = 0,1a → a=0,8
Do đó X chứa: Fe3+ (0,1a =0,08 mol); Ag+ dư (0,2a –0,1a = 0,1a=0,08 mol),
NO3– (0,4a =0,32 mol)
Khi cho HCl vào X: Ag+ +Cl- → AgCl
Vậy m = mAgCl =143,5. 0,08 = 11,48 gam
Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lit khí H2 (đktc) . Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng: 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra bao nhiêu gam?
Ta có: nH2 = 0,12 mol
KL + H2O → OH- (0,24) + 1/2 H2 (0,12 mol)
Gọi nH2SO4 = x ⇒ nHCl = 4x ⇒ nH+ = 6x mol
nH+ = nOH- = 0,24mol
6x = 0,24 ⇒ x = 0,04 mol ⇒ nH2SO4 = 0,04 mol ⇒ nHCl = 4. 0,04 = 0,16 mol
⇒ mmuối = mkim loại + mgốc axit = 8,94 + 0,04. 96 + 0,16. 35,5 = 18,46 gam.
Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết:
a. Khối lượng bột nhôm cần dùng?
b. Khối lượng của những chất sau phản ứng.
nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
a. nAl = 2.nFe2O3 = 0,2 mol ⇒ mAl = 0,1.27 = 5,4 gam
b. Sau phản ứng : mAl2O3 = 0,1.102 = 10,2 gam; mFe = 0,2.56 = 11,2 gam
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
nMnO2 = 0,8 mol
VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol.
Phương trình phản ứng:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2
→ NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2
Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.
CM(NaCl)= CM(NaClO) = 1,6 mol/l.
Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.
CM(NaOH) dư = (2-1,6)/0,5 = 0,8 mol/l.
Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở chu kì 5, nhóm IVB.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB